Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Saferon là thuốc gì? Cách uống thế nào là tốt nhất?

Cập nhật: 03/05/2022 10:33 | Người đăng: Lường Toán

Saferon là một loại thuốc tây, được chỉ định dùng cho người bình thường và cả phụ nữ mang thai. Vậy thuốc Saferon là gì? Cách uống như thế nào để đảm bảo lượng sắt đủ cho cơ thể mà không để lại tác dụng phụ. Hãy tham khảo bài viết sau đây của thầy cô các trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn nhé.

Thuốc Saferon là thuốc gì? Thuốc Saferon tác dụng như thế nào?

Thuốc sắt Saferon là loại thuốc Tây, có dạng viên nén, viên nhai và cũng có dạng nước, tổng hợp từ nhiều loại dược liệu khác nhau.

Thuốc Saferon phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu sắt, thiếu máu

Thành phần chính của Saferon có chứa các phức hợp Hydroxid Sắt III và các loại tá dược khác như lactose, mannitoll, dextrose, bột ca cao, aspartam, methyl, propyl, sodium starch glycolate… Saferon được bộ y tế công nhận sự hiệu quả về sức khỏe và được áp dùng với mọi đối tượng, mọi độ tuổi được chỉ định.

Saferon được sử dụng cho đối tượng bị thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu, điển hình ở phụ nữ mang thai.

Với phụ nữ mang thai, uống thuốc Saferon sẽ giúp duy trì một lượng sắt đầy đủ cho cơ thể mẹ, đồng thời giúp thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài phụ nữ mang thai, thì phụ nữ sau sinh, sau khi mổ, phụ nữ đang cho con bú, người thiếu chất dinh dưỡng dùng Saferon cực kỳ tốt.

Chỉ định:

Như đã nói trên, Saferon được chỉ định dùng trong các trường hợp: điều trị thiếu sắt tiềm tàng và thiếu máu thiếu sắt; phòng ngừa thiếu sắt và axit folic cho phụ nữ trước, trong và sau khi sinh, kể cả giai đoạn cho con bú; phòng ngừa thiếu sắt ở trẻ em.

Xem thêm:

Liều dùng và cách dùng thuốc Saferon hiệu quả

Cần uống thuốc sắt Saferon lúc đói để giảm bớt kích ứng đường tiêu hóa và tuân thủ theo liều dùng dưới đây.

Liều dùng Saferon cho người lớn

Theo nghiên cứu, sau khi dùng sắt 3 – 5 tháng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt. Người bệnh cần uống thuốc duy trì đều đặn.

Đối với người lớn bị thiếu sắt rõ rệt

  • Uống 1 – 3 viên mỗi ngày hoặc 10 đến 20ml siro mỗi ngày
  • Thuốc Saferon cho bà bầu, cần cung cấp 20 đến 30ml mỗi ngày

Đối với người lớn bị thiếu sắt tiềm ẩn:

  • Nên uống 1 viên mỗi ngày hoặc 5 đến 10ml siro
  • Thuốc Saferon cho bà bầu, mỗi ngày uống 10ml mỗi ngày

Đối với người cần phòng ngừa thiếu sắt và axit folic cho phụ nữ mang thai:

Cần uống 5 đến 10ml siro mỗi ngày

Đối với trẻ em nên dùng Saferon như thế nào?

Trẻ em bị thiếu sắt rõ rệt:

  • Trẻ trên 12 tuổi: Uống 1-3 viên mỗi ngày hoặc 10 – 20ml mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 đến 12 tuổi: trẻ cần uống 5 đến 10ml siro mỗi ngày hoặc 20 đến 40 giọt mỗi ngày
  • Trẻ dưới 1 tuổi: uống 2,5 – 5ml mỗi ngày, hoặc ngày uống 10 – 20ml
  • Trẻ sinh non: trẻ uống 1 – 2 giọt mỗi ngày

Đối với trẻ thiếu sắt tiềm ẩn:

  • Trẻ trên 12 tuổi: mỗi ngày cần bổ sung 1 viên hoặc 5- 10 ml mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 – 12 tháng: cần bổ sung 2,5 – 5ml siro mỗi ngày hoặc 10 – 20 giọt mỗi ngày
  • Trẻ dưới 1 tuổi: uống 6 – 10 giọt mỗi ngày

Đối với trẻ phòng ngừa thiếu sắt:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: cần bổ sung 2 – 4 giọt mỗi ngày
  • Trẻ từ 1 – 12 tuổi: cần bổ sung 4 – 6 giọt mỗi ngày

Liều dùng trên không áp dụng với chỉ định của các bác sĩ.

Những tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng thuốc Saferon

Phụ nữ mang thai nên uống Saferon

Tác dụng phụ Saferon

Nếu không đảm bảo liều dùng và các cách dùng như trên thì người bệnh dễ dàng gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như Táo bón, buồn nôn, hoặc tiêu chảy..Có một vài tác dụng phụ khác nếu trong trường hợp nặng hãy báo cho các bác sĩ để được điều chỉnh.

Lưu ý khi sử dụng Saferon

Để hạn chế những tác dụng phụ kể trên và những điều không mong muốn, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần tuân thủ điều sau:

  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn bị dị ứng với đồ ăn, hóa chất, thực phẩm…
  • Bạn đang gặp khó khăn về tình trạng sức khỏe của mình như bạn đang mắc phải các bệnh: Thiếu máu tan huyết, thiếu máu hồng cầu khổng lồ do thiếu vitamin B12, bệnh Haemosiderosis, Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Để đảm bảo quá trình uống thuốc an toàn hiệu quả, cần tuân thủ theo ý kiến của các bác sĩ và đồng thời bổ sung thêm một số loại rau củ quả cho cơ thể để cung cấp vitamin cần thiết.

Trên đây là những chia sẻ của thầy cô, nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc nào hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990