Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Dấu hiệu và cách chữa bệnh như thế nào?

Cập nhật: 26/08/2019 08:56 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không? Câu hỏi này nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Hiểu được nỗi lo lắng đó, các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh đã có bài viết chia sẻ về câu hỏi đó đồng thời đưa ra các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý tốt nhất.

Trẻ bị hẹp bao quy đầu là như thế nào?

Tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu thường gặp

Bao quy đầu là lớp da niêm mạc ở đầu dương vật của trẻ nhỏ, chúng có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ phần đầu dương vật. Lớp da niêm mạc này gần như dính liền với quy đầu của trẻ. Với quá trình cương dương tự nhiên khi trẻ lên 3 - 4 tuổi hay khi ngủ, tiểu tiện thì lớp da niêm mạc này sẽ được nới rộng ra và bộc lộ quy đầu cho đến khi trưởng thành. 

Bài viết tham khảo:

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, lớp niêm mạc da trên quy đầu sẽ để lộ ra khi trẻ lên 3 tuổi. Do vậy với những trẻ dưới 3 tuổi, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ bởi đây chưa phải thời điểm để lớp da niêm mạc có sự chuyển biến. Bố mẹ hãy chú ý vệ sinh thường xuyên dưỡng vật của trẻ sạch sẽ.

Nhưng thời điểm khi trẻ lên 3 tuổi, lớp niêm mạc trên da này sẽ dần lộ ra, đây cũng là thời gian để trẻ phát triển các chức năng sinh lý. Khi đi tiểu, các lớp da niêm mạc trên quy đầu sẽ kết hợp với sự tồn tại bựa sinh dục làm cho lớp bao da niêm mạc giãn dần ra. Qúa trình cương dương cũng là yếu tố giúp các lớp niêm mạc này lộ ra phía dưới và để lộ bao quy đầu cho đến tuổi trưởng thành.

Do vậy đến khi lên 3 tuổi mà trẻ không có biểu hiện trên thì rất có thể trẻ đã bị hẹp bao quy đầu. Cụ thể những dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ như sau: Lớp da niêm mạc dính liền vào quy đầu hoặc bọc kín ngay cả khi dương vật cương cứng. Lớp da niêm mạc này chỉ để lại một lỗ nhỏ để nước tiểu thoát ra ngoài, bạn có thể quan sát trẻ đi tiểu để nhìn thấy cảm giác khó chịu của trẻ trên khuôn mặt, phải rặn ra nước tiểu. Đó là do nước tiểu ra khó thoát ra ngoài khiến cho lớp niêm mạc trên da căng lên  và xẹp xuống khi nước tiểu thoát ra ngoài. Đường nước tiểu không đi theo đường thẳng và chéo sang một bên do vướng vào lớp da niêm mạc bao trùm lên đầu dương vật.

Những biểu hiện hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nghiêm trọng như: ảnh hưởng đến kích thước của dương vật của trẻ khi trưởng thành, có thể mắc phải những bệnh lý nam khoa như viêm nhiễm, viêm quy đầu, viêm da niêm mạc, viêm các lỗ niệu đạo...Khi thấy những dấu hiệu bệnh lý kể trên thì các phụ huynh cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ bộ phận dương vật hàng ngày cho trẻ nên hãy đưa trẻ đi khám để có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ khi bước vào tuổi dậy thì.

Những dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu cần phải xử lý ngay

Trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm kể trên, do vậy các bậc phụ huynh cần phải phát hiện được những dấu hiệu của bệnh để xử lý kịp thời. Đặc biệt là những biểu hiện dưới đây:

  • Trẻ đi tiểu khó, rặn ra khi tiểu, tia nước tiểu bắn xa.
  • Trẻ đau, đỏ mặt và quấy khóc do phải rặn ra mỗi khi đi tiểu.
  • Bao quy đầu của trẻ thường xuyên ngứa ngáy và sưng tấy đỏ
  • Nước tiểu có mùi hôi mà màu đục

Tình trạng trên có thể là dương vật bị viêm nhiễm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những viêm nhiễm đó có thể tạo thành sẹo xơ dẫn đến bệnh lý. Phụ huynh nếu không vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho trẻ có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm đường tiết niệu.

4 phương pháp điều trị cho trẻ bị hẹp bao quy đầu

Kéo da quy đầu

Phân biệt tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu với tình trạng bệnh lý khác

Đa số các trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu để được xử lý tại nhà bằng phương pháp nong rộng. Phụ huynh cần phải thực hiện kiên trì 2- 3 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 1 - 2 tháng theo các bước dưới đây:

  • Làm chất bôi trơn cho dương vật bằng dầu dưỡng dành cho trẻ, tinh chất dưỡng thể hay sáp Vaseline …
  • Thực hiện nhẹ nhàng vài lần động tác kéo da quy đầu cho trẻ về phía trước. 
  • Nhẹ nhàng kéo ngược bao quy đầu về phía sau trong giới hạn bé có thể chịu được, tránh khiến trẻ bị đau. Giữ nguyên tư thế này trong vòng vài phút.
  • Mỗi ngày nên lặp lại động tác này vài lần khi tắm để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Phương pháp này nên thực hiện cho trẻ từ 3 tuổi trở lên. Cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bố mẹ và em bé, tránh tình trạng đau, rách bao quy đầu gây sẹo và khiến trẻ sợ hãi. Mỗi ngày nên thực hiện từ từ và tăng dần mức độ sau mỗi ngày tập. Như vậy thì lớp bao da sẽ được giãn dần. Nếu tình trạng này không được cải thiện sau 1 tháng tập thì cần phải có sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa.

Nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu thực tế là một tiểu phẫu nhỏ được các bác sĩ thực hiện bằng dụng cụ chuyên dụng. Tiểu phẫu này khá đơn giản và rất nhanh chỉ khoảng 3 - 5 phút. Ưu điểm của phương pháp này là ít đau, nhanh hồi phục 

Cắt bao quy đầu

Phương pháp cắt bao quy đầu thường được chỉ định với trẻ lớn và thanh thiếu niên khi sử dụng tất cả các phương pháp trên không thành công. Mục đích của phương pháp này là giải quyết tình trạng khó tiểu, vệ sinh dễ dàng hơn và hạn chế được tình trạng nhiễm trùng. Phẫu thuật này không quá phức tạp những phụ huynh cần phải lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa có các bác sĩ kinh nghiệm, trang thiết bị sạch sẽ để tránh những hậu quả đáng tiếc cho trẻ.

Những thông tin trên đây nhằm giải đáp về tình trạng trẻ bị hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không, đồng thời đưa ra những dấu hiệu và cách xử lý kịp thời. Nếu như bạn còn băn khoăn thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990