Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Cimetidine có tác dụng gì? Cách dùng và liều dùng

Cập nhật: 23/02/2024 17:46 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Nhắc đến thuốc Cimetidine chắc hẳn các bạn sẽ nghĩ ngay đến loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày bởi đây là loại thuốc rất phổ biến được nhiều chuyên gia bác sĩ khuyên dùng với người bệnh. Tuy nhiên tác dụng, cách dùng và những lưu ý về thuốc không phải ai cũng biết. Vậy hãy cùng chúng tôi tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Xem thêm: 

1. Thuốc Cimetidine có tác dụng gì?

Cimetidine là thuốc thuộc nhóm kháng sinh Histamin H2, hoạt động dựa trên khả năng làm giảm lượng axit trong dạ dày. Thuốc được dùng chủ yếu trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày và ruột. Bên cạnh đó, ít ai biết rằng thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa tái phát sau khi bệnh đã được chữa khỏi.

Chi tiết hơn, thuốc Cimetidine điều trị các bệnh liên quan dạ dày và cổ họng do hội chứng trào ngược dạ dày vào thực quản hoặc tăng axit dạ dày. Đối với bệnh nhân này, thuốc có tác dụng làm giảm các axit dạ dày dư thừa hoặc giảm các dấu hiệu như ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, ho dai dẳng, khó ngủ…do axit trong đồ ăn, đồ uống

Ngoài ra Cimetidine còn có tác dụng ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng của axit đến hệ tiêu hóa. Vì dụ trường hợp người bệnh vị ung thư thực quản, viêm loét dạ dày.

Thuốc có thể được sử dụng khi không có đơn thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Cimetidine được bào chế dưới dạng viên nén bao gồm: 300mg và 400mg dành cho người lớn và 800mg, thuốc Cimetidine 200mg dành cho trẻ em

2. Cách dùng thuốc Cimetidine an toàn và hiệu quả

Thời gian điều trị bệnh bằng thuốc và liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn đang được bác sĩ cho dùng thuốc kháng axit để giảm đau dạ dày thì nên dùng Cimetidine cách ít nhất 1 giờ.

Không được tự ý tăng liều hoặc dừng đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ, bởi như vậy sẽ khiến bệnh lâu lành và nhanh chóng tái phát. Cần duy trì việc uống thuốc hàng ngày để có được hiệu quả tốt nhất.

Khi không được kê toa thuốc, người bệnh muốn sử dụng để điều trị chứng ợ nóng, khó tiêu thì uống Cimetidine 1 viên / 1 ngày trước khi ăn, uống đồ cay nóng 30 phút.

Không nên sử dụng 2 viên thuốc trong vòng 24 tiếng và không uống liên tục trong vòng 14 ngày nếu chưa có ý kiến của bác sĩ. Trong trường hợp xảy ra các biểu hiện bất thường hoặc bệnh tiến triển nặng thêm, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được giúp đỡ nhé.

3. Liều dùng thuốc Cimetidin như thế nào?

Thuốc được sử dụng theo 2 cách là : đường tiêm và đường uống

3.1. Dùng Cimetidine cho người lớn

Đối với bệnh nhân bị loét tá tràng:

  • Đường tiêm: tiếm bắp hoặc tiêm theo đường tĩnh mạch 300mg cứ sau 6-8 giờ. Bên cạnh đó có thể truyền theo đường tĩnh mạch liên tục với 37,5 – 50 mg/ giờ, tối đa 100mg/giờ ( tương đương 2,4g/ngày)
  • Dùng theo đường uống: mỗi ngày uống 800mg – 1600mg trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó có thể chia ra làm 4 bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa uống 300mg trong bữa ăn và trước khi đi ngủ; hoặc có thể dùng 400mg hai lần mỗi ngày vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.

Đối với bệnh nhân ngăn ngừa loét tá tràng

  • Dùng theo đường tiêm: Tiêm bắp hoặc tiêm theo đường tĩnh mạch từ một đến hai lẫn mỗi ngày, mỗi lần 300mg
  • Dùng theo đường uống: uống mỗi lần 1 ngày trước khi đi ngủ 400mg

Đối với người bệnh bị viêm thực quản bào mòn:

  • Dùng theo đường tiếm: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 300mg cách nhau 6 giờ. Người bệnh có thể truyền tính mạch liên tục trong ngày với 50mg/giờ, có thể tăng tốc 25mg/ giờ , tối đa là 100mg/giờ
  • Dùng theo đường uống: uống 800mg hai lần mỗi ngày hoặc chia nhỏ 400mg mỗi ngày 4 lần.

Đối với bệnh nhân ngăn ngừa loét dạ dày do căng thẳng

  • Dùng theo đường tiêm: tiêm bắp hoặc tính mạch 300mg cách nhau 6 giờ, hoặc tiêm tính mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ

Đối với bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa

  • Tiêm tĩnh mạch 150mg, sau đó truyền thuốc theo đường tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ. Tối đa mỗi ngày người bệnh không được dùng quá 2,4g Cimetidine

Đối với người bệnh mắc hội chứng Zollinger – Ellison

  • Dùng theo đường tiêm: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 300mg cách nhau 6 giờ, hoặc truyền tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ lúc đầu, có thể tăng tốc độ truyền thuốc 40-600mg/ giờ và không vượt quá 2,4 g/ ngày.
  • Dùng theo đường uống: Mỗi ngày 4 lần trong bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 300mg

Những bệnh có thể dùng được thuốc Cimelitine

  • Dùng theo đường tiêm: tiêm bắp hoặc theo tính mạch 300mg cách nhau 6 giờ hoặc truyền theo đường tĩnh mạch liên tục với tốc độ 50mg/giờ
  • Dùng theo đường uống: mỗi ngày uống 800mg Cimetidine trước khi đi ngủ hoặc ngày 4 lần, mỗi lần 300mg

Đối với bệnh nhân vị trào ngược dạ dày lên thực quản

  • Dùng Cimetidine theo đường tiêm: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 300mg cách nhau 6 giờ. Hoặc truyền theo đường tĩnh mạch liên tục 50mg/ giờ. Mỗi ngày không vượt quá 2,4g
  • Dùng theo đường uống: Mỗi ngày 2 lần uống 800mg hoặc chia nhỏ 4 lần mỗi lần 400mg

Đối với bệnh nhân bị khó tiêu:

  • Dùng thuốc 200mg trước khi ăn, uống đồ nóng, khó tiêu 30 phút. Tối đã dùng trong 24 giờ là 2 liều.

3.2. Liều dùng thuốc Cimetidine cho trẻ em như thế nào?

Đối với trẻ em bị trào ngược dạ dày

  • Trẻ em: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 20 - 40mg/kg/ngày, mỗi lần cách nhau 6 - 12 giờ
  • Trẻ nhỏ: Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 10 – 20 mg/kg/ngày, mỗi lần cách nhau 6 – 12 giờ
  • Trẻ sơ sinh: Tiêm bắp hoặc theo tĩnh mạch 5 – 10mg/kg/ngày, mỗi lần cách nhau 8 – 12 giờ

Đối với trẻ bị khó tiêu

Với trẻ lớn hơn hoặc bằng 12 tuổi: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần dùng 200mg Cimetidine trước khi ăn uống đồ cay nóng, khó tiêu.

4. Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Cimetidine

Bên cạnh tác dụng và cách dùng của Cimetidin thì điều cách bạn đáng lưu tâm nhất đó là các tác dụng phụ của thuốc.

Nếu bắt gặp các triệu chứng dưới đây, hãy nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện:

  • Phát ban, nổi mẩn đỏ, sưng mặt, môi, họng, lưỡi…
  • Ho, tức ngực, khó thở
  • Tiểu ít,
  • Cơ thể yếu ớt, mê sảng, hoặc lẫn lộn
  • Nhịp tim không đều…

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các tác dụng phụ khác của thuốc như sau:

  • Chóng mặt, buồn nôn
  • Tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đau nhức khớp và cơ.

Mỗi bệnh nhân khi sử dụng thuốc có thể sẽ gặp các tác dụng phụ khác nhau. Để không gặp phải nguy hiểm, hãy gọi ngay cho các chuyên gia bác sĩ khi có dấu hiệu thay đổi nào nhé.

5. Những lưu ý trước khi sử dụng thuốc Cimetidine

Sử dụng theo đúng chỉ định của các bác sĩ hoặc sự chỉ dẫn ghi trên bao bì thuốc. Không nên sử dụng nhiều hơn liều dùng và thời gian dài hơn so với quy định

Khi dùng thuốc Cimetidin cần tránh các loại thuốc chống axit khác theo chỉ định của các bác sĩ.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết rõ về lợi ích và tác hại khi dùng.

6. Cần làm gì khi dùng quá liều thuốc Cimetidin?

Có nhiều người không có thói quen xem hướng dẫn trước khi dùng làm vô tình dùng quá liều thuốc gây choáng, khó thở, nhịp tim không ổn định… Hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất hoặc liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu 115 để được xử lý kịp thời nhé.

Trường hợp người bệnh quên một liều thuốc, hãy bổ sung ngay có thể. Nếu thời gian uống sát với liều tiếp theo thì bỏ qua liều thuốc đã quên và uống như bình thường. Không được dùng gấp đôi liều như đã quy định.

7. Thuốc Cimetidine bảo quản như thế nào?

Bất kể loại thuốc nào cũng phải được bảo quản ở chế độ tốt nhất. Thuốc Cimetidine cũng vậy, bạn nên để ở nhiệt độ phong, tránh ánh sáng trực tiếp hoặc môi trường ẩm ướt. Tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Khi không có nhu cầu sử dụng hoặc thuốc hết hạn, hãy vứt vào thùng rác hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để tiêu hủy thuốc an toàn.

Trên đây là những thông tin về thuốc Cimetidine của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch và trả lời câu hỏi : “Thuốc Cimetidine trị bệnh gì”. Hi vọng với những thông tin này, bạn đọc trau dồi thêm kiến thức và có sức khỏe tốt!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990