Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Tinidazol 500mg có tác dùng gì? Cách dùng như thế nào?

Cập nhật: 02/07/2024 14:40 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh lý dạ dày rất phổ biến có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Bên cạnh đó cũng có khá nhiều loại thuốc, trong đó bao gồm Tinidazol 500mg được sử dụng với mục đích điều trị  viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp. Tuy nhiên thì trước khi sử dụng thuốc Tinidazol, bạn cần phải nắm được thông tin đầy đủ về liều dùng, cách sử dụng an toàn và hiệu quả.

Tinidazol 500mg là thuốc gì?

Tinidazol là một loại kháng sinh phổ biến thuộc nhóm nitroimidazole, có tác dụng diệt khuẩn và nhiễm trùng đường âm đạo. Ở một số trường hợp đặc biệt, Tinidazol có thể kết hợp với các thuốc khác điều trị viêm loét đại tràng do nhiễm vi khuẩn Hp.

Tinidazol điều trị nhiễm khuẩn dạ dày

Thuốc Tinidazol ngày nay được bán trên thị trường dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính và hàm lượng là Tinidazol 500 mg.

Tham khảo thêm:

Cơ chế hoạt động:

Thuốc Tinidazol khi được hấp thu qua đường ruột thì hoạt chất của thuốc có tác dụng ngăn sự phát triển của các loại vi khuẩn và kí sinh trùng gây, đồng thời có thể khiến chúng bị suy yếu và dần dần sẽ bị tiêu diệt.

Một số người nhầm lẫn thuốc Tinidazol hiệu quả khi điều trị bệnh do nhiễm vi rút tuy nhiên thì các nghiên cứu cho thấy thuốc không có tác dụng ở trường hợp này. Người bệnh hãy lưu ý không nên sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng mục đích. Bởi chúng có thể gây ra hiện tượng bị nhờn thuốc và không phát huy được hiệu quả khi điều trị những bệnh lý nhiễm trùng sau này.

Chỉ định:

– Tinidazol  phối hợp với một số thuốc điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày

– Điều trị dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật bởi một số bệnh lý liên quan đến dạ dày, đại tràng, hay một số bệnh phụ khoa

– Điều trị một số chứng bệnh do vi khuẩn kị khí gây bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng : viêm túi thừa,Viêm phúc mạc, áp xe lách, viêm màng bụng
  • Nhiễm trùng máu
  • Nhiễm trùng amid đường ruột
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, viêm nội mạc tử cung,  áp xe vòi buồng trứng
  • Nhiễm trùng ở vết thương sau mổ
  • Viêm đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phổi
  • Viêm lợi
  • Nhiễm khuẩn ngoài da
  • Nhiễm Trichomonas sinh dục tiết niệu ở cả nam giới và nữ giới

Chống chỉ định - thận trọng

Theo dược sĩ trường Cao đẳng Y Dược HCM thì những trường hợp dưới đây không nên sử dụng thuốc:

  • Người bị quá mẫn với thành phần Tinidazol
  • Bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp
  • Phụ nữ đang mang thai trong vòng 3 tháng đầu, phụ nữ sau sinh hoặc đang trong thời kì cho con bú
  • Người bị bị rối loạn thần kinh thực thể
  • Lưu ý khi dùng thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh gan, thận, người bị rối loạn máu, trẻ em hoặc với người cao tuổi.

Thuốc Tinidazol có thể gây ra tác dụng phụ nào?

Một số nghiên cứu cho thấy, hầu hết trường hợp dùng thuốc Tinidazol đều khá an toàn và không có triệu chứng bất thường. Nhưng trong đó cũng có khoảng 3% bệnh nhân hiện đang được điều trị bằng loại thuốc này. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến:

  • Buồn nôn hoặc nôn ói, mất cảm giác đau miệng, đau bụng
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối
  • Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường
  • Giảm bạch cầu
  • Sưng tại vết tiêm
  • Tiêu chảy gây đi ngoài hơn 3 lần/ ngày
  • Thay đổi vị giác
  • Dị ứng thuốc với biểu hiện là phát ban da, ngứa
  • Đau khớp
  • Hoa mắt, chóng mặt, thậm chí đau đầu
  • Miệng có mùi kim loại

Trên đây không phải là tất cả tác dụng phụ do thuốc Tinidazol gây nên. Nếu bạn có thắc mắc gì về triệu chứng bất thường khi dùng thuốc thì hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Chú ý nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn và không được tự ý thay đổi liều dùng hay ngưng sử dụng thuốc mà không được sự cho phép của các bác sĩ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tinidazol an toàn, hiệu quả

Thuốc Tinidazol có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc Tinidazol được chỉ định sử dụng theo đường uống, nên sử dụng khi ăn no để tránh gây ảnh hưởng đến dạ dày. Liều dùng thuốc Tinidazol còn phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi, đối tượng sử dụng và với từng bệnh lý mắc phải, bạn có thể tham khảo liều dùng của các bác sĩ, thông tin trên bao bì sản phẩm. Thông tin dưới đây chỉ áp dụng với một số trường hợp nhất định:

Liều dùng với người lớn:

  • Điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp: Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 1 viên
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật: Bạn nên uống 4 viên trước khoảng 12 tiếng khi tiến hành phẫu thuật.
  • Điều trị những bệnh lý do nhiễm khuẩn kỵ khí: Mỗi ngày nên uống 1 lần, mỗi lần uống 2 viên, thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.
  • Điều trị bệnh viêm âm đạo không đặc hiệu: Mỗi ngày nên dùng sùng một liều duy nhất là 4 viên, tùy tình trạng bệnh có thể duy trì dùng thuốc trong 2 ngày liên tục.
  • Điều trị với bệnh viêm loét lợi cấp: Mỗi ngày nên uống 4 viên/ lần
  • Điều trị nhiễm Trichomonas sinh dục tiết niệu: Liều dùng duy nhất là 4 viên, điều trị kết hợp với cả bạn tình. Trường hợp nặng có thể duy trì thêm một ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Điều trị nhiễm Giardia: Mỗi ngày nên dùng 1 lần x 4 viên
  • Điều trị nhiễm amip ở ruột: Mỗi ngày nên dùng 1 lần 4 viên. Thời gian điều trị thuốc liên tục trong 2-3 ngày.

Liều dùng cho trẻ em:

Liều dùng thuốc Tinidazol phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng của cơ thể của trẻ. Mỗi ngày nên dùng 50 – 60 mg/kg, nên dùng uống 1 liều duy nhất liên tục trong vòng 5 ngày.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Tinidazol an toàn và hiệu quả

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cũng cần phải nắm được đầy đủ những thông tin và một số lưu ý. Với thuốc Tinidazol, bạn hãy chú ý đến trường hợp sau:

  • Đặc biệt hạn chế sử dụng bia rượu bởi đồ uống này có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc đồng thời có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc, từ đó làm tình trạng rối loạn nhịp tim, nôn ói, co cứng cơ bụng nặng hơn.
  • Không dùng thuốc Tinidazol  với phụ nữ mang thai bởi hoạt chất của thuốc có thể đi qua nhau thai từ đó làm ảnh hưởng không tốt đến em bé. Ngoài ra bạn không nên sử dụng thuốc trong thời gian cho con bú, nên ngưng cho con bú hoặc hạn chế dùng thuốc tại thời điểm này để cân nhắc lợi ích và nguy cơ.
  • Tinidazol có thể tương tác với một số loại thuốc khác, thực phẩm, thảo dược, thực phẩm chức năng hay với tình trạng sức khỏe khác. Tốt nhất bạn nên tham khảo chế độ ăn uống và kiêng cữ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thông tin về thuốc Tinidazol được tổng hợp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990