Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bị chuột cắn có sao không? Những biện pháp xử lý khi bị chuột cắn

Cập nhật: 01/07/2019 11:14 | Người đăng: Lường Toán

Những vết chuột cắn tưởng chừng vô hại nên rất dễ bị người bệnh bỏ qua. Bên cạnh đó cũng có không ít người lo lắng bị chuột cắn có sao không? Câu hỏi này sẽ được tư vấn ngay trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi nhé.

Khi bị chuột cắn chảy máu thì người bệnh rất dễ mắc phải một số bệnh sau đây: Bệnh dại ( rất hiếm gặp với trường hợp bệnh nhân bị chuột cắn, một số trường hợp bị lây bệnh dại chủ yếu do bị chó, mèo cắn); Bệnh uốn ván; Nhiễm Hantavirus ( rất thường gặp ở bệnh nhân bị chuột cắn)...

Bị chuột cắn có sao không? Những bệnh dễ lây nhiễm là gì?

Tham khảo thêm:

Bị chuột cắn có sao không? Những bệnh thường gặp khi bị chuột cắn là gì?

Bệnh Sodoku

Đây là căn bệnh được ghép 2 từ tiếng Nhật, nó có nghĩa là nhiễm độc. Những xoắn khuẩn được phát hiện ở bệnh nhân bị chuột cắn là Spirillum minus. Và xoắn khuẩn gram âm ngắn không mọc được ở môi trường nuôi cấy nhân tạo.

Bệnh dịch tễ

Spirillum minus ở bệnh nhân khi bị chuột cắn thường gây nên sốt. Ngoài chuột ra thì loại xoắn khuẩn này còn được tìm thấy ở lưỡi chó và mèo. Bệnh này có thể bị lây tình cờ, trực tiếp thông qua vết cắn hoặc vết cào, hoặc gián tiếp qua thức ăn có lẫn nước tiểu chuột chứa mầm bệnh hoặc tiếp xúc với chuột. Theo một vài nghiên cứu, có khoảng 25% chuột mang mầm xoắn khuẩn S. minus.

Dịch tễ

Dịch tễ thường xuất hiện ở nước Mỹ, và một số nước Châu Âu, chủ yếu gặp ở những gia đình nghèo. Sự lây truyền chính thông qua những vết cào, cắn ở chuột hoặc qua thức ăn chưa được nấu chín có dính nước tiểu của chuột. Ngoài ra sự tiếp xúc của bàn tay không được bảo vệ với con chuột ốm, chết trong phòng thí nghiệm, Streptobacillus moniliformis có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua da lành.

Bệnh sốt Haverhill

Đây là bệnh rất phổ biến khi bị chuột cắn, được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ  do virus Streptobacillus moniliformis. Đây là một trực khuẩn gram âm đa hình thể, không di động, không có vỏ bao, ưa khí. Chúng có nhiều hình dạng khác nhau như hình thoi, hình cầu, hình oval thường cuộn thành hình khối. Người ta thường tìm thấy chúng trong mũi hầu của con chuột.

Nhiễm Virus Hanta

Chuột mang nhiều mầm bệnh khác nhau trong đó có cả Virus hanta, bệnh chủ yếu lây qua trung gian là bọ chét hoặc chuột chết. Do vậy khi bị chuột cắn, người bệnh thường được chỉ định tiêm phòng uốn ván. Bên cạnh đó nó còn là nguyên nhân gây viêm màng não, phổ biến hơn cả virus Hanta. Loại ký sinh trùng này thường được chuột thải ra bên ngoài theo phân, sau đó chúng có thể bám vào các loại rau xanh, ốc bươu và ốc cạn. Nếu bạn ăn phải rau xanh, ốc chưa được luộc chín kỹ thì những kỳ sinh trùng này sẽ là nguyên nhân gây viêm màng não.

Nên đi tiêm phòng khi bị chuột cắn

Nhiều người gửi câu hỏi “bà bầu bị chuột cắn có sao không?” đến hòm thư của ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM. Các thầy cô trong ban tư vấn cho rằng, dù là người lớn, trẻ nhỏ hay phụ nữ mang thai thì cũng cần phải đặc biệt lưu ý những bệnh lý trên để có cách xử lý khi bị chuột cắn nhé.

Những triệu chứng khi người bệnh bị chuột cắn là gì?

  • Người bệnh cảm thấy khó nuốt, đau cứng các cơ cổ, lưng, vai, cánh tay hay đùi. 
  • Người bệnh có trạng thái vẻ mặt nhăn nhó, cười khẩy là do cơ cứng liên tục trên khuôn mặt
  • Mỗi lần co cơ thường có cảm giác đau nhiều và rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, sốt cao, loạn nhịp tim..
  • Người bệnh bị sốt cao
  • Trong những trường hợp bệnh nặng có thể gặp những biểu hiện của hệ thần kinh như: đau đầu, ảo giác, mê sảng dẫn đến hôn mê. Người bệnh có thể gặp những biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như Viêm màng não, viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu. Những triệu chứng này gây tử vong rất cao.

Cần phải làm gì khi bị chuột cắn?

Chuột cắn gây nên nhiều mối nguy hại cho người bệnh nên những cách sơ cứu dưới đây sẽ rất cần thiết, cần phải được thực hiện ngay khi phát hiện ra bị chuột cắn:

  • Vết thương cần phải được xử lý đúng cách như rửa sạch bằng nước xà phòng, rồi sát trùng bằng cồn bán ở các hiệu thuốc.
  • Người bị chuột cắn cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định tiêm phòng bệnh. Người bệnh sẽ được tiêm phòng uốn ván ( rất phổ biến)

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn trả lời câu hỏi bị chuột cắn có sao không? Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có cách xử lý kịp thời. Nếu còn đang thắc mắc các cách phòng ngừa chuột cắn thì theo dõi chuyên mục bài viết tiếp theo để được hướng dẫn nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990