Dấu hiệu nhiễm sán thường khó nhận biết bằng mắt thường và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào bệnh nhân bị nhiễm ấu trùng sán lợn hay nhiễm trùng sán trưởng thành.
Ở nước ta thường xuất hiện nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán, chủ yếu thuốc 3 loại dưới đây:
- Sán lá: Sán lá gan, sán lá gan nhỏ, sán lá ruột…thường ký sinh ở những động vật ăn cỏ như bò, trâu, chó, mèo…
- Sán dải: sán dải bò, sán dải heo…thường ở lợn, bò
- Sán máng
Dấu hiệu nhiễm sán
Tham khảo thêm:
Dấu hiệu nhiễm sán lá
Trong những triệu chứng nhiễm sán lá thì dấu hiệu nhiễm sán lá gan nhiều người gặp phải. Người bệnh thường xuất hiện nhưng biểu hiện như bụng đau âm ỉ không rõ vị trí. Có thể là đau nhẹ hoặc đau dữ dội ở sườn hạ phải chiếm đến 70%. Ngoài ra thì người bệnh còn kèm theo các biểu hiện khác về rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, phân nát, chán ăn.
Dị ứng da: biểu hiện này thường gặp ở 20 – 30% bệnh nhân với những nốt mẩn trên da những chỉ yếu là ở mông, lưng, đùi cùng cảm giác bứt rứt, ngứa và khó chịu…
Việc phát hiện bệnh nhiễm sán lá chủ yếu là những dấu hiệu nhiễm sán lâm sàng, xét nghiệm hoặc siêu âm. Phương pháp siêu âm thì có thể phát hiện được sán lá ký sinh ở gan. Và xét nghiệm bạch cầu ái toan và Elise tăng từ 15 đến 20% hoặc soi phân để phát hiện trứng sán.
Dấu hiệu nhiễm sán dải ( sán dây )
Dấu hiệu nhiễm sán lợn ở người mắc phải thường rất kín đáo. Ở một số trường hợp có thể gây đau bụng, sụt cân do ăn uống không ngon miệng, ngứa da…Việc chẩn đoán bệnh nhân nhiễm sán lợn chủ yếu thông qua việc theo dõi đốt sán bò ra từ hậu môn. Tuy nhiên nếu muốn xác định kỹ sán dải như dải bò, heo, cá…thì cần phải đến phòng khám chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị.
Ngoài sán dải ra thì còn có dạng ấu trùng sán. Những dấu hiệu nhiễm sán lợn dưới dạng ấu trùng thường ký sinh ở da, niêm mạc, cơ, mắt, não…Trường hợp này cần phải làm xét nghiệm ngoại vi và xét nghiệm Elisa để được chẩn đoán.
Dấu hiệu nhiễm sán máng
Nguyên nhân gây nhiễm trùng sán máng thường xuất hiện ở người tắm ở ao nước, sông hồ có nhiễm sán máng. Khi bị nhiễm loại sán này người bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu như ngứa dữ dội, da mẩn đỏ, ngứa. Sau một tuần có thể đỡ ngứa hơn và có thể gây viêm da do da bị chày xước…
Nguyên nhân nhiễm sán là gì?
Nguyên nhân chủ yếu nhiễm sán là do ăn những thức ăn có nhiễm ký sinh trùng sán mà chưa được nấu chín. Hoặc sử dụng nước có nhiễm ký sinh trùng mà không được đun sôi
Dấu hiệu nhiễm sán ở người còn do ăn phải những loại trái cây, rau sống có nhiễm ký sinh trùng sán mà không được rửa sạch
Những người làm vườn, đi chân đất tiếp xúc với vùng đất ô nhiễm, phân động vật; người tắm ở ao hồ cũng là những đối tượng dễ nhiễm phải ký sinh trùng sán ở người.
Làm thế nào để đẩy ký sinh trùng sán ra khỏi cơ thể?
Sán được biết là sinh vật ký sinh bên trong cơ thể. Nhiễm sán, người bệnh sẽ gặp phải những dấu hiệu nghiêm trọng về sức khỏe.
Trước tiên là sán sẽ lấy hết chất dinh dưỡng của cơ thể khiến bạn giảm cân nhanh chóng và gặp phải những vấn đề về sức khỏe khác. Thứ hai là nếu bạn bị nhiễm ký sinh trùng sán mà không được chữa sớm sẽ khiến các thành viên trong gia đình và những người xung quanh bị lây nhiễm từ bạn.
Do vậy để loại bỏ được ký sinh trùng sán, trước hết bạn phải tẩy giun theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu nhiễm sán, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để khám và làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán bệnh. Việc xét nghiệm giúp bác sĩ gọi tên loại sán để có phương pháp điều trị thích hợp.
Tùy theo mỗi loại sàn và vị trí sán ký sinh mà các bác sĩ sẽ có quyết định cho bệnh nhân điều trị nội trú ở bệnh viện hoặc kê đơn thuốc bạn uống tại nhà. Các bạn nhớ thăm khám đầy đủ theo lịch tái khám. Ở một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để xử lý tình trạng trên.
Bên cạnh việc chữa bệnh thì phòng bệnh được xem là quan trọng hơn cả:
- Mọi người nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Môi trường sống sạch sẽ bằng cách: Thay ga trải giường thường xuyên; lau và khử trùng giầy dép, sàn nhà, dọn vệ sinh xung quanh nhà ở…
- Rửa sạch hoa quả và rau sống trước khi ăn.
- Ăn chín uống sôi, thức ăn để qua ngày cần bảo quản cẩn thận tránh ruồi, muỗi bâu vào.
- Không đi chân đất, tắm sông bẩn để tránh ấu trùng giun móc chui qua da.
- Hạn chế tiếp xúc với chó mèo…
Với bài viết dấu hiệu nhiễm sán ở trên, hi vọng bạn đọc đã có những cách chăm sóc sức khỏe hợp lý và phòng bệnh hiệu quả. Nếu còn muốn biết thêm về thông tin gì khác, hãy để lại comment bên dưới để được thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược HCM giải đáp nhé.