Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng hợp dấu hiệu bệnh thiếu máu, nguyên nhân và cách điều trị

Cập nhật: 09/05/2019 11:46 | Người đăng: Lường Toán

Thiếu máu là tình trạng bệnh rất hay gặp phải. Bệnh có thể gây nên tình trạng mệt mỏi, da nhợt nhạt xanh xao, nguy hiểm hơn khi tình trạng bệnh ngày càng nặng. Do vậy những dấu hiệu bệnh thiếu máu được tổng hợp dưới đây sẽ giúp phát hiện sớm và người bệnh có cách ngăn chặn sớm.

Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu được hiểu là tình trạng máu có số lượng hồng cầu thấp hơn so với bình thường. Ở người bình thường, chỉ số hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin thì sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu. Hemoglobin là một trong những Protein giàu chất sắt làm cho máu có màu đỏ, và phân phối oxy từ phổi đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Thiếu máu là tình trạng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể

Khi bạn xảy ra tình trạng thiếu máu thì cơ thể bạn sẽ không nhận đủ oxy do vậy mà người bệnh thường cảm thấy yếu và mệt mỏi. Ngoài ra còn có thể xuất hiện một vài triệu chứng khác như nhức đầu, khó thở, chóng mặt…

Thiếu máu có rất nhiều dạng, chẳng hạn như dưới đây: Thiếu máu ác tính, thiếu máu ác huyết, thiếu máu do thiếu B12, thiếu máu do bệnh mãn tính, thiếu máu hồng cầu khổng lồ…và rất nhiều loại khác.

Xem thêm:

Những dấu hiệu bệnh thiếu máu dễ nhận biết

Chóng mặt, khó thở

Đây là một trong những dấu hiệu bệnh thiếu máu thường gặp nhất ở bệnh nhân. Khi cơ thể không được cung cấp đủ sắt hoặc Vitamin B12 thì cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ Hemoglobin, khiến cho những bộ phận bên trong cơ thể không được cung cấp lượng oxy cần thiết giúp lưu thông máu. Chính vì lý do đó mà người mắc bệnh thiếu máu thường có cảm giác khó thở, chóng mặt, đầu óc quay cuồng…

Cơ thể mệt mỏi

Triệu chứng mệt mỏi ở mỗi bệnh nhân thường là khác nhau. Có người chỉ bị mệt thông thường nhưng có những người không xác định được nguyên nhân cơ thể mệt dẫn đến làm việc quá sức. Điều này được xác định nguyên nhân do tình trạng oxy không được cung cấp đủ cho cơ thể vì thiếu máu. Dẫn đến cơ thể mệt mỏi.

Làn da nhợt nhạt

Trong những dấu hiệu của bệnh thiếu máu thì làn da nhợt nhạt chính là biểu hiện thường thấy. Nếu bạn không được cung cấp đủ lượng tế bào hồng cầu và các cơ quan không được tiếp nhận oxy thì làn da của bạn cũng không hề mạnh khỏe. Thật dễ hiểu bởi khi thiếu máu, lượng Hemoglobin không được cung cấp đủ thì máu trong cơ thể cũng không được màu đỏ cần thiết. Bởi thế mà làn da của bạn luôn xanh xao, nhợt nhạt và thiếu sức sống.

Đau tức vùng ngực

Thiếu máu dẫn đến tình trạng tim của bạn không được cung cấp lượng máu và oxy đầy đủ dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn, nhịp tim nhanh hơn và bạn sẽ cảm thấy căng tức vùng ngực.

Thèm ăn thứ linh tinh

Theo chia sẻ của các thầy cô Cao Đẳng Y Dược TPHCM, thèm ăn vặt là một trong những biểu hiện thiếu máu, điển hình là thiếu sắt, như thèm ăn đá lạnh, đất sét, bút chì, baking soda,sơn khô…

Nhức đầu, choáng váng khi đứng dậy

Nếu bạn thường xuyên đứng dậy ngột ngột khiến cho bạn cảm thấy chóng mặt thì đây chính là một trong những dấu hiệu bệnh thiếu máu lên não. Lượng máu và lượng oxy không được cung cấp đủ lên não chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt và nhức đầu.

Dấu hiệu bệnh thiếu máu ở người bệnh

Những triệu chứng thiếu máu bạn cần đi gặp bác sĩ gấp:

Khi gặp bất kể một dấu hiệu thiếu máu nào kể trên thì người bệnh đều cần phải đị gặp các bác sĩ . Với mỗi tình trạng bệnh lý sẽ khác nhau ở tình người, do vậy cần phải tham khảo phương pháp điều trị của các bác sĩ để có cách xử lý sớm nhất nhé.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu

  • Chế độ dinh dưỡng: Khi khẩu phần ăn hàng ngày của bạn không được cung cấp Vitamin B12, hoặc thiếu sắt, folate thì rất có thể gây nên nguy cơ mắc bệnh thiếu máu.
  • Do rối loạn đường ruột: Tình trạng này khiến cho quá trình hấp thu dinh dưỡng ở người bệnh bị hạn chế. Chẳng hạn như một số bệnh Crohn, Celiac đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Ngoài ra do một số hậu quả của việc phẫu thuật hoặc cắt bỏ bộ phận ruột non - nơi diễn ra quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng có thể gây nên tình trạng thiếu máu và thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
  • Giai đoạn kinh nguyệt: Theo một vài nghiên cứu, phụ nữ giai đoạn chưa mãn kinh có nguy cơ thiếu máu nhiều hơn nam giới, nguyên nhân được cho rằng là do kinh nguyệt gây thiếu hụt lượng hồng cầu.
  • Quá trình mang thai: Phụ nữ khi đang mang thai sẽ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt do phải cung cấp một lượng Hemoglobin cho em bé phát triển.
  • Các bệnh mãn tính khác: Một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư, suy gan, thận …có thể khiến nguy cơ thiếu máu của bạn ngày càng trầm trọng.
  • Do di truyền: Trường hợp này thường xảy ra khi trong gia đình của bạn có tiền sử thiếu máu hồng cầu hình liềm. Nguy cơ bạn mắc phải bệnh này sẽ càng cao

Cách điều trị bệnh thiếu máu

Dựa vào dấu hiệu bệnh thiếu máu kể trên, bạn có thể dễ dàng phán đoán được tình trạng của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp còn mơ hồ, bạn nên đi thăm khám. Các bác sĩ sẽ làm một vài xét nghiệm giúp bạn chẩn đoán tốt nhất tình trạng bệnh nặng hay nhẹ của mình.

Bên cạnh các liệu trình điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng được xem là quan trọng hơn cả. Giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh thì cần phải thực hiện chế độ sau:

  • Thực phẩm chứa sắt: Sắt được tìm thấy có nhiều trong thịt bò và các loại thịt khác. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bổ sung sắt qua những thực phẩm như ngũ cốc, đậu lăng, đậu, trái cây khô, các loại rau có màu xanh đậm.
  • Thực phẩm chứa Vitamin B12: Người bệnh nên bổ sung thêm một số ngũ cốc, hoặc các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ…
  • Folate: Folate được tìm thấy nhiều trong trái cây, nước trái cây, bánh mì, mì ống và các loại rau màu xanh đậm. Những thực phẩm này được xem là rất tốt cho người bệnh thiếu máu.
  • Vitamin C: Ngoài những thực phẩm bổ sung sắt thì bạn cần cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu Vitamin C có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu sắt trong cơ thể.

Tại Việt Nam, dấu hiệu bệnh thiếu máu thường phát hiện ở trẻ em, và phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Do vậy với những đối tượng này cần phải có chế độ chăm sóc cơ thể và dinh dưỡng phù hợp nhất để phòng tránh được bệnh.

Trên đây là một số thông tin về những dấu hiệu bệnh thiếu máu. Những thông tin về nguyên nhân gây bệnh sẽ được cập nhật trong chuyên mục bài viết tiếp theo. Các bạn cùng đón xem nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990