Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách chống rạn da khi mang bầu an toàn và hiệu quả

Cập nhật: 13/05/2019 08:18 | Người đăng: Lường Toán

“Tôi vừa hay tin mình đang mang thai tuần thứ 6. Và đang lang thang trên các diễn đàn để tìm hiểu về cách chăm sóc thai nhi thì thấy có rất nhiều bà mẹ sau khi sinh bị rạn da nhìn rất mất thẩm mỹ. Tôi lo lắng mình cũng nằm trong trường hợp này, thấy nhiều người khuyên dùng kem chống rạn da khi mang thai. Mà mọi người giới thiệu rất nhiều loại, tôi băn khoăn không biết có nên bôi kem chống rạn da khi mang bầu không? Mong các thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ thêm về vấn đề này”

Thanh Hương- Bà Rịa, Vũng Tàu

 

Caption

Cảm ơn Thanh Hương đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Để giải đáp câu hỏi của bạn, các thầy cô trong ban tư vấn Nhà trường có bài viết chia sẻ sau đây:

Rạn da khi mang bầu ra hiện tượng rất phổ biến. Tuy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng lớn đến vấn đề thẩm mỹ, tạo thành nỗi lo trầm cảm cho nhiều chị em sau khi sinh.

Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do làn da của thai phụ bị kéo căng theo chiều hướng tăng lên trong suốt những tháng đầu của thai kỳ, dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt, nhất là vùng bụng, đùi, hông. Nếu biết cách phòng tránh ngay từ đầu thì làn da của chị em cũng được cải thiện nhiều.

Bài viết tham khảo:

Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Theo một vài thống kê cho thấy, cứ 10 người phụ nữ mang thai thì sẽ có đến 9 người bị rạn da. Nguyên nhân gây rạn da chủ yếu là do trong quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ bị tăng cân đột ngột trong thời gian ngắn. Khiến cho các mô liên kết dưới da và sợi collagen bị đứt. Cùng với đó là sự kéo giãn quá mức của làn da tạo nên những vết rãnh sâu. Đây được gọi là vết rạn da

Những vết rạn da thường tập trung nhiều tại một số vị trí như da bụng, đùi và ngực…Vết rạn có màu hồng, nâu sẫm hoặc đỏ tùy thuộc vào màu da của mỗi thai phụ. Nếu làn da của thai phụ sáng màu thì các vết rạn thường có màu hồng, nhưng nếu phụ nữ có làn da sẫm màu thì các vết rạn có màu sáng hơn làn da của họ.

Tổng hợp nguyên nhân gây rạn da:

  • Do di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò chủ yếu. Nếu như mẹ bạn khi mang thai bị rạn da thì bạn cũng có khả năng rạn da cao khi mang thai.
  • Do tuổi mang thai: Phụ nữ mang thai trong độ tuổi dưới 20 hoặc trên 35 đều có nguy cơ bị rạn da do những vùng da giai đoạn này chưa phát triển hoàn thiện hoặc đã dần bị lão hóa.
  • Thai phụ tăng cân nhanh, thừa cân: Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng khá nhiều đến nguyên nhân gây rạn da. Tăng cân quá nhiều khiến làn da của bạn mỏng hơn và rất dễ bị rạn.
  • Làn da bị rạn ở tuổi dậy thì: Nếu chị em giai đoạn dậy thì từng bị rạn da thì nguy cơ mang thai bị rạn cũng rất cao.
  • Nguyên nhất da thiếu dưỡng chất: Thực phẩm dinh dưỡng hay cách chăm sóc không khoa học khiến làn da nhanh chóng bị lão hóa, độ co giãn kém và ít tính đàn hồi.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên khiến máu lưu thông tốt, làn da khỏe mạnh và tỉ lệ rạn da sẽ thấp hơn so với những người khác.

Có nên sử dụng kem chống rạn da khi mang bầu không?

Kem chống rạn da là một trong những phương pháp được nhiều chị em truyền tai nhau, với công hiệu thần kỳ “ Chống rạn da khi mang bầu ”. Vậy có nên sử dụng kem chống rạn da hay không? Khi dùng cần lưu ý những gì?

Có nên dùng kem chống rạn da không

Giải đáp câu hỏi này, các thầy cô Nhà trường chia sẻ như sau: Kem chống rạn da là một trong những liệu pháp dưỡng da giúp làn da chắc khỏe đồng thời tăng sự đàn hồi cho da. Chính điều này giúp các chị em phòng chống rạn da khi mang bầu mà tăng cân đột ngột. Tuy nhiên kem chống rạn da chỉ là một liệu pháp hỗ trợ và sự phù hợp tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Để sử dụng kem chống rạn da có hiệu quả, an toàn thì cần lưu ý những gì?

  • Các mẹ nên chọn những loại kem thoa có nguồn gốc tự nhiên để không gây ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời lành tình cho mọi làn da.
  • Sử dụng kem chống rạn da ngay từ những ngày đầu của thai kỳ để dưỡng da tốt nhất. Mỗi ngày nên bôi từ 1 – 2 lần.
  • Khi thoa kem, không nên thoa quá mạnh hoặc lâu tại vùng bụng sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

Vậy làm thế nào để chống rạn da khi mang bầu an toàn, hiệu quả

Kem chống rạn da chỉ là một phương pháp hỗ trợ. Do vậy bên cạnh việc sử dụng kem dưỡng thì bạn cần phải chú ý kết hợp với cách chống rạn da khi mang bầu dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng tốt cho da

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khi mang thai sẽ vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho mẹ và thai nhi, vừa tăng cường sức khỏe cho làn da. Thông qua việc cải thiện tính đàn hồi và ngăn chặn các vết rạn, dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng như sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều chất oxy hóa: Việt quất, dâu tây, cải bó xôi…
  • Thực phẩm giàu vitamin A có tác dụng hồi phục các mô da bị tổn thương và ngăn ngừa chống rạn da: Xoài, cà rốt, bí, khoai lang, ớt chuông đỏ.
  • Thực phẩm giàu Vitamin E giúp bảo vệ làn da dưới tác động môi trường như bơ, cải bông và các loại hạt như quả hạch, óc chó…
  • Thực phẩm giàu Omega 3 và Omega 6: Cá hồi, óc chó, dầu cá giúp làn da khỏe mạnh và mịn màng hơn.
  • Thực phẩm giàu kẽm là một loại giúp bảo vệ làn da tốt như ngũ cốc, các loại hạt, chocolate đen…

Những thực phẩm trên được xem là rất tốt cho da nhưng sử dụng như thế nào cho hợp lý và an toàn trong thời lỳ mang thai thì các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé.

Uống nhiều nước:

Chế độ dinh dưỡng tốt cho làn da

Nước được xem là một trong những loại rất tốt cho da giúp làn da khỏe mạnh thông qua giải độc cơ thể và giữ ẩm cho làn da nhất là trong quá trình mang thai.

Tập thể dục

Yoga là một trong những môn giúp cải thiện tuần hoàn máu và tốt cho sự đàn hồi của da. Ngoài ra tập luyện giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý và hạn chế được tình trạng rạn da.

Tăng cân hợp lý

Trước đây, các bà các mẹ thường cho rằng ăn nhiều để mẹ khỏe con khỏe. Nhưng khoa học hiện nay cho rằng, ăn nhiều không những gây nên tình trạng thừa cân mà còn ảnh hưởng đến làn da. Thay vì quan niệm ăn nhiều như trước đây thì ăn đủ chất được xem là phương pháp khoa học giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà không ảnh hưởng nhiều đến cân nặng của mẹ. Đồng thời làn da cũng không bị ảnh hưởng nhiều do quá trình tăng cân.

Trên đây là những phương pháp chống rạn da khi mang bầu. Hi vọng qua những thông tin này, Thanh Hương cùng các chị em đã có những kinh nghiệm hữu ích trong việc chăm sóc da khi mang thai. Chúc các chị em sức khỏe và luôn xinh đẹp !

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990