Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng hợp các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh hiệu quả

Cập nhật: 12/06/2019 08:33 | Người đăng: Lường Toán

HIV là một loại Virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Trong đó AIDS được biết đến là giai đoạn cuối của HIV. Đây là căn bệnh thế kỷ, hiện nay chưa có thuốc chữa và là mối nguy hại trong toàn xã hội hiện nay. Việc tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV để có biện pháp phòng tránh là thực sự cần thiết.

Các con đường lây nhiễm HIV cao hiện nay

Ở giai đoạn cuối của HIV, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu hoàn toàn khiến cho người bệnh rất dễ mắc phải những bệnh như nhiễm khuẩn, ung thư...và khả năng tử vong rất cao.

Tham khảo thêm:

Tổng hợp các con đường lây nhiễm HIV

Triệu chứng nhận biết HIV rất khó, có nhiều trường hợp kéo dài đến vài năm mà không để lại biểu hiện gì. Chỉ khi đi xét nghiệm máu, hoặc chuyển sang giai đoạn AIDS, bệnh nhân có những biểu hiện như ho, sốt, đau đầu, cơ thể gầy gò, viêm loét da toàn thân, viêm phổi, ung thư..và bị tử vong thì mới được phát hiện. Do vậy không có cách gì khác là phải tìm hiểu con đường lây nhiễm để biết cách phòng ngừa.

Hãy cùng thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM nêu các con đường lây nhiễm HIV dưới đây nhé

HIV lây truyền qua con đường máu

Trong xét nghiệm, Virus HIV được tìm thấy trong các thành phần máu như huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu và cách yếu tố đông máu. Do vậy HIV có thể lây truyền qua con đường máu và các chế phẩm máu khác có sự tồn tại của virus HIV.

  • Dùng chung bơm kim tiêm với người bị HIV nhất là những đối tượng nghiện ma túy.
  • Khi dùng chung các dụng cụ cạo lông mày, xăm máy, môi, lưỡi dao cạo râu hoặc dùng chung kim châm cứu, kim xăm trổ…
  • Khi các dụng cụ phẫu thuật, khám chữa bệnh chưa được diệt trùng hoặc dùng chung với những bệnh nhân khác.
  • Dùng chung các vật dụng có dính máu của người bệnh như bàn chải đánh răng
  • Hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV qua da, niêm mạc bị xây xát hoặc vết thương hở.
  • Lây truyền qua được máu như dụng cụ lấy máu, lấy máu, ghép mô, nội tạng...mà không được tiệt trùng đúng cách.

HIV có thể lây truyền qua đường tình dục

Quan hệ tình dục là một trong những con đường lây nhiễm HIV nhanh nhất và phổ biến nhất. Khi mà các dịch thể như máu và dịch sinh dục có nhiễm HIV xâm nhập vào bên trong cơ thể bạn tình dù không bị nhiễm HIV.

Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân nhiễm HIV nhanh nhất

Mọi hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có khả năng lây nhiễm cao. Trong ba hình thức quan hệ tình dục như Hậu môn - dương vật, dương vật - âm đạo, dương vật - miệng thì hình thức quan hệ qua đường hậu môn có tỉ lệ lây nhiễm HIV cao nhất, rồi đến con đường âm đạo và cuối cùng là đường miệng. Trong đó người nhận tinh dịch có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn nhiều.

HIV lây nhiễm từ mẹ sang con

Những nghiên cứu cho thấy, HIV từ máu của người mẹ đang mang thai có thể truyền qua nhau thai để vào có thể của thai nhi.

Khi sinh: HIV được tìm thấy ở dịch tử cung, âm đạo, nước ối của mẹ có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh qua con đường niêm mạc, mắt, mũi, hậu môn hoặc khi da bị xây xát trong quá trình sinh đẻ. Ngoài ra HIV còn có thể truyền từ máu mẹ qua những vết loét ở cơ quan sinh dục của mẹ để dính vào niêm mạc trẻ sơ sinh.

Sau khi sinh: HIV còn có khả năng lây nhiễm qua các vết nứt ở vú mẹ với những tổn thương trong niêm mạc miệng của trẻ.

HIV có lây qua đường ăn uống không?

Virus HIV tuy được tìm thấy ở nước mắt và dịch tiết nước bọt ở người bệnh nhưng qua con đường ăn uống thì sẽ không có khả năng lây nhiễm bởi số lượng virus cực thấp.

Ngoại trừ trường hợp sử dụng chung đồ như dao dĩa, thìa, đũa có dính máu của bệnh nhân. Với những trường hợp người bệnh bị chảy máu ở miệng hoặc lở loét thì cần phải được đưa đến các trung tâm y tế để được tư vấn và xét nghiệm kịp thời.

Tuy nhiên theo ghi nhận thì chưa có trường hợp nhiễm HIV qua đường ăn uống nào cả. Bởi thực tế thì virus này không tồn tại quá vài giờ sau khi rời khỏi người bệnh. Do vậy nguy cơ lây nhiễm bên ngoài là rất thấp, hầu như không có.

HIV có lây nhiễm qua đường nước bọt không?

Nếu là nước bọt thông thường thì hầu hết khả năng lây nhiễm HIV là không có. Tuy nhiên nếu nước bọt có dính máu, sữa mẹ hoặc dịch tiết sinh dục thì hoàn toàn vẫn có khả năng lây nhiễm. Tình trạng này gia tăng đáng kể nếu nước bọt của bạn tiếp xúc với những vết thương, vết loét, viêm nha chu từ người bệnh.

Các tiếp xúc như hôn sâu có sự tiếp xúc nước bọt thì  pha loãng máu do tổn thương niêm mạc miệng của người bệnh thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm mặc dù tình trạng này khá ít gặp.

Còn những tiếp xúc khác như chung mâm, bát đĩa, uống chung cốc nước mà khả năng lây nhiễm hầu như không có.

Bên cạnh đó cần lưu ý nếu sử dụng chung bàn chải đánh răng với người bệnh. Những tổn thương về lợi sẽ làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm HIV.

Các biện pháp phòng tránh HIV hiện nay.

Hãy phòng ngừa nhiễm HIV để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp hơn

Với những con đường lây nhiễm HIV kể trên, các thầy cô còn chỉ ra biện pháp phòng tránh để các bạn lưu ý bảo vệ cho bản thân:

  • Không sử dụng rượu bia và đặc biệt tránh xa chất ma túy
  • Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng
  • Không dùng chung bơm kim tiêm
  • Không chạm vào máu và các chất dịch cơ thể của người khác.
  • Phát hiện HIV khi đang mang thai cần phải có biện pháp điều trị kịp thời.

Những thông tin về các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh trên đây hi vọng sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích để bảo vệ bản thân. Những bài viết về sức khỏe sẽ liên tục được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo, mời các bạn cùng theo dõi nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990