Ngạt mũi là tình trạng khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Nhưng ít ai biết rằng, triệu chứng ngạt mũi nếu để lâu có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản mãn tính. Do vậy việc tìm ra cách trị ngạt mũi cho trẻ nhỏ là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây tổng hợp một số cách chữa, các bạn cùng theo dõi nhé.
Tổng hợp các cách trị ngạt mũi ở trẻ nhỏ bạn cần biết
Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu nên thường dễ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân có thể do tiếp xúc với các vi khuẩn, chất dị ứng hoặc sự thay đổi đột ngột về môi trường. Nếu tình trạng này không được điều trị nhanh chóng, dứt điểm thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Vậy nên trị ngạt mũi cho trẻ nhỏ bằng cách nào?
Ngạt mũi khiến trẻ quấy khóc, khó chịu
Xem thêm:
- Thuốc drimy có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?
- Cách chữa cảm lạnh cho bà bầu hiệu quả mà đơn giản
Chữa trị ngạt mũi cho trẻ bằng thuốc
Việc sử dụng thuốc cho trẻ cần đặc biệt lưu ý và phải thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đặc biệt là những trẻ dưới 2 tuổi. Việc tự ý sử dụng thuốc khi trẻ bị bệnh sẽ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số loại thuốc trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh dưới đây được các bác sĩ khuyên dùng:
Ephedrin:
Loại thuốc này có tác dụng giãn mạch mạnh, khiến mũi của trẻ được thông thoáng. Thuốc không chỉ dùng được cho người lớn và an toàn với trẻ sơ sinh.
Cách dùng: Nhỏ giọt 1% cho trẻ sơ sinh
Lưu ý: Thuốc được chỉ định dùng cho trẻ nhỏ tuy nhiên chỉ được sử dụng khi thấy thực sự cần thiết, không nên dùng liên tục trong vòng 8 ngày bởi có thể khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm độc gây mất ngủ, buồn nôn…
Natri Clorid:
Đây là loại thuốc trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh rất tốt, đồng thời được dùng cho trẻ mọi lứa tuổi, rất dễ dùng và tiện lợi. Thuốc có tác dụng co niêm mạc mũi, trả lại sự thông thoáng cho mũi.
Nồng độ Natri Clorid trong thuốc chiếm 0,9% nên không gây bỏng rát hay khó chịu.
Cách dùng: Xịt, rửa mũi hàng ngày cho trẻ, sử dụng ngày 2,3 lần. Quan trọng nhất là buổi sáng và tối
Xylometazolin:
Trẻ nhỏ nên hạn chế dùng thuốc kháng sinh khi bị bệnh
Cũng với tác dụng kể trên, Xylometazolin với cơ chế hoạt động như naphazolin nhưng không hề gây độc và nguy hiểm cho trẻ. Thuốc được kiểm chứng an toàn cho trẻ sơ sinh và người lớn.
Thuốc có 2 loại: Loại dùng cho trẻ nhỏ ( 0,05% nồng độ) và 0,1 % nồng độ dành cho người lớn.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc cần phải được theo dõi và tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ, đặc biệt khi dùng cho trẻ sơ sinh
Một số bài thuốc dân gian trị ngạt mũi cho trẻ nhỏ
Vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý
Việc vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý là mẹo trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả. Việc làm này sẽ giúp đẩy chất lỏng và vi khuẩn ra bên ngoài, trả lại sự khô thoáng cho mũi, đồng thời giúp trẻ nhanh thoát khỏi tình trạng trên.
Rửa mũi cho trẻ khi bị ngạt mũi bằng nước muối là rất tốt
Cách dùng:
Đặt bé nằm ngửa trên thảm rồi một tay giữ đầu nghiêng sang 1 bên, tay kia cầm chai nước muối nhỏ từ một đến hai giọt trực tiếp vào mũi. Khi thấy chất nhầy chảy ra ngoài thì dùng khăn lau sạch. Trường hợp dịch mũi của trẻ đặc thì sau khi nhỏ vài phút, bố mẹ nên hút dịch mũi bằng máy.
Nước muối nên chọn loại nước muối chai nhỏ dung tích khoảng 0.5ml, đầu mũi chai nhỏ để bảo vệ sự an toàn đồng thời dễ thực hiện.
Sử dụng hơi tinh dầu bạc hà trị ngạt mũi cho trẻ
Mùi hương tinh dầu bạc hà có khả năng làm giãn mạch máu đồng thời làm không khí thoáng mát giúp bé dễ thở hơn. Bố mẹ nên đốt tinh dầu bạc hà trong phòng để tạo mùi hương nhẹ nhàng
Lưu ý: Sử dụng lượng vừa đủ để bé dễ thở hơn, tránh mùi hương nồng nặc phản tác dụng. Khi thấy những dấu hiệu khó thở, hoặc hơi thở khò khè hơn thì cần dừng ngay.
Xông hơi
Xông hơi cũng là liệu pháp giúp trẻ hết ngạt mũi và cơ thể thoải mái, mang lại nhiều lợi ích cho thanh quản của trẻ. Việc tiếp xúc với hơi nước ấm, mùi hương dễ chịu khiến cho dịch nhầy trong mũi loãng ra và dễ dàng thoát ra ngoài.
Bố mẹ có thể dùng xả tự nhiên, lá chanh hoặc lá bưởi… để tạo mùi hương dễ chịu
Cách làm như sau:
- Bước 1: Đun nồi nước nóng có xả, chanh hoặc lá bưởi sôi.
- Bước 2: Đổ nước nóng vừa đun ra chậu, đóng kín cửa nhà tắm
- Bước 3: cởi đồ cho trẻ, bế vào trong nhà tắm ngồi cạnh chậu nước khoảng 10 – 25 phút.
- Bước 4: Theo dõi, nếu thấy trẻ đỡ ngạt mũi, khò khè thì lau mũi sạch bế ra ngoài.
Lưu ý: Khi đưa trẻ ngồi cạnh chậu nước nóng, cần giữ khoảng cách an toàn tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
Trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng dầu tràm
Dầu tràm là một trong những vật không thể thiếu cho trẻ sơ sinh, nhất là khi trẻ bị ngạt mũi. Việc thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân giúp lưu thông khí huyết, đồng thời cải thiện tình trạng ngạt mũi. Ngoài ra, bố mẹ có thể thoa một ít tinh dầu lên lưng và ngực trẻ để phát huy tác dụng tốt nhất.
Với cách dùng an toàn, nhanh chóng này được rất nhiều bà mẹ áp dụng. Nên dùng tốt nhất cho trẻ khi vừa tắm xong hoặc buổi sáng sớm.
Hiện nay có không ít người truyền tai nhau chữa ngạt mũi cho trẻ bằng tỏi . Được biết tỏi cũng có rất nhiều công dụng cho việc trị ngạt mũi nhưng nếu không sử dụng đúng cách, tỏi có thể gây bỏng, rát, nguy hiểm cho trẻ bởi trong tỏi có tính nóng. Việc sử dụng tỏi trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh cần được theo dõi kỹ lưỡng.
Trên đây là một số cách chữa ngạt mũi cho trẻ của các thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Hi vọng với những cách trên sẽ giúp con yêu luôn khỏe mạnh!