Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Drimy có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Cập nhật: 12/04/2019 09:16 | Người đăng: Lường Toán

Bài viết dưới đây giải đáp một số câu hỏi Thuốc Drimy là gì? Có tác dụng gì và cách dùng như thế nào. Nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng loại thuốc này thì hãy theo dõi bài viết sau đây được thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ để có được hiệu quả tốt nhất nhé.

Thuốc Drimy là gì? Thuốc có tác dụng như thế nào?

Tổng quan thuốc Drimy

Thuốc Drimy là thuốc gì? Thuốc dùng để làm gì?

Thuốc Drimy được xem là khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thế, bao gồm các thành phần: Vitamin A 1000 IU , Calci glycerophosphat 21,42 mg, Vitamin B1 2 mg, vitamin D3 400 IU, Sắt fumarat 1,65 mg, Vitamin B6 1 mg, Vitamin B2 3 mg, Magnesiumoxide 6 mg

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm và đóng gói hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Xem thêm: 

Thuốc Drimy có tác dụng gì?

Drimy bổ sung Vitamin a và các khoáng chất như sắt, Magie, Canxi…tốt cho cơ thể. Vậy thuốc Drimy trị bệnh gì?

  • Drimy có tác dụng rất tốt cho mắt: Trong thành phần thuốc Drimy chủ yếu là vitamin A, khi vào trong cơ thể sẽ tạo sắc tố võng mạc có khả năng điều tiết mắt, tăng thị lực.
  • Drimy tốt cho da và niêm mạc: Vitamin A cần thiết cho quá trình biệt hóa các tế bào ở biểu mô trên da và niêm mạc, giúp bảo vệ cơ cấu và chức năng biểu mô trên khắp cơ thể nhất là ở mắt.
  • Cung cấp lượng vitamin A nghĩa là bạn đang sản sinh lượng chất nhày và ức chế sự sừng hóa làm cho làn da của bạn trở lên mịn màng, giảm thiểu sự nứt nẻ, sần sùi.
  • Drimy tốt cho xương: Vitamin A có vai trò quan trọng trong sự phát triển xương và cơ thể của trẻ em. Tình trạng trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng là do thiếu vitamin A.
  • Drimy tăng cường hệ miễn dịch: Bổ sung Vitamin A từ thuốc Drimy sẽ giúp tổng hợp protein miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật.
  • Tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy, Vitamin A trong thuốc Drimy có tác dụng chống oxy hóa đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu thiếu hụt vitamin A thì cơ thể dễ nhiễm khuẩn và nhạy cảm với các tác nhân bệnh đường hô hấp, đường sinh dục, thiếu máu và tác nhân gây ung thư.

Chỉ định

  • Trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng thấp còi, mắc các bệnh về nhiễm khuẩn
  • Người mắc bệnh quáng gà, khô mặt, thị lực kém
  • Người da khô, tóc khô, trứng cá, bệnh vảy nến
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Người nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhạy cảm với thay đổi thời tiết, môi trường, dễ dị ứng, nổi mề đay…
  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng, người vừa trải qua cuộc phẫu thuật.

Liều lượng và cách dùng thuốc Drimy

Trẻ suy dinh dưỡng, biếng ăn, thấp còi nên dùng Drimy

Theo nghiên cứu tại Viện Dinh Dưỡng Việt Nam, mỗi trẻ em hàng ngày cần bổ sung 400mg và người lớn là 600mg vitamin A. Drimy là loại vitamin thực sự cần thiết giúp trẻ em và người lớn tăng cường sức khỏe, sức đề kháng. Tuy nhiên bạn cũng không nên làm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt. Cần uống theo đúng liều lượng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với người lớn và thanh thiếu niên

Bổ sung vitamin hàng ngày là công việc khá quan trọng giúp bạn có thể lực, sức khỏe tốt. Mỗi đối tượng đều có cách dùng và liều lượng khác nhau.

  • Nam giới: bổ sung 800 – 1000 mg Drimy
  • Nữ giới: 800mg Drimy mỗi ngày
  • Phụ nữ mang thai : 800-900mg mỗi ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 1200 – 1300mg mỗi ngày

Đối với trẻ em:

Việc sử dụng thuốc Drimy cho trẻ em khác nhau qua độ tuổi:

  • Với trẻ dưới 3 tuổi: 375 – 400mg mỗi ngày
  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 500mg mỗi ngày
  • Trẻ 7 – 10 tuổi: 700mg mỗi ngày.

Bạn nên sử dụng Drimy theo đúng chỉ dẫn trên nhãn mác hoặc theo chỉ định của các bác sĩ. Không được tự ý tăng liều lượng, nhỏ hơn hoặc dùng lâu hơn so với chỉ định của các bác sĩ

Thông thường cần uống nguyên 1 viên thuốc sau bữa ăn. Với mỗi đối tượng phụ thuộc và độ tuổi và tình trạng cơ thể người bệnh, các bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau.

Những tác dụng phụ và lưu ý khi dùng thuốc Drimy

Tác dụng phụ:

Khi sử dụng thuốc Drimy, bạn có thể dễ dàng gặp một vài triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, phát ban, nổi mẩn, ngứa, tiêu chảy, nóng trong người, cơ thể mệt mỏi, buồn nôn…Đây là một những tác dụng phụ của thuốc. Có thể chưa liệt kê hết nhưng nếu có bất kì triệu chứng bất thường nào, bạn hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được hỗ trợ nhé.

Lưu ý khi dùng thuốc:

Mỗi loại thuốc trước khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên với thuốc Drimy cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Bạn đang mắc phải những căn bệnh như: bệnh gan, đường ruột, bệnh cao huyết áp và suy tim.
  • Cần liệt kê một số loại thuốc bạn đang sử dụng khác bao gồm cả thực phẩm chức năng, thảo dược…Bởi nếu trong trường hợp các loại thuốc bạn đang sử dụng có bổ sung vitamin A rồi thì bác sĩ sẽ kê liều giảm hoặc không phải dùng thêm..
  • Nếu bạn là người thừa vitamin A, mẫn cảm với vitamin A và D, bạn bị tăng canxi máu…thì đều không được sử dụng Drimy. Do vậy việc sử dụng thuốc Drimy cần phải theo chỉ định của các bác sĩ.

Tương tác của thuốc Drimy

Dùng thuốc đúng liều lượng để đem lại hiệu quả tốt nhất

Các loại thuốc tương tác với Drimy: thuốc nhuận tràng, thuốc kháng axit, thuống chống máu động như: warfarin, thuốc lợi tiểu,…

Với một tình trạng bệnh sẽ sử dụng thuốc theo liều lượng khác nhau do đó cần liệt kê tình trạng sức khỏe với các bác sĩ.

Cách bảo quản thuốc Drimy

Bảo quản đúng nơi quy định, tránh những nơi ẩm ướt, hoặc ánh sáng trực tiếp phòng tắm, tủ lạnh. Những môi trường đó có thể gây biến đổi chức năng của thuốc, không mang lại hiệu quả.

Khi thuốc hết hạn, bỏ thùng rác, không vứt xuống đường nước…tránh xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Drimy có tác dụng gì và điều trị bệnh gì. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990