Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Cetirizine là gì? Công dụng, liều dùng và cách sử dụng

Cập nhật: 18/03/2023 11:18 | Người đăng: Ánh Vũ

Cần tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Cetirizine để sử dụng thuốc hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về thuốc Cetirizine là gì, thuốc Cetirizine có tác dụng gì và một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc.

1. Tìm hiểu thuốc Cetirizine là gì và công dụng của thuốc

Cetirizine là loại thuốc kháng histamin mạnh thường được sử dụng để chống dị ứng, đối với liều dược lý sẽ không gây ra tình trạng buồn ngủ. Cetirizine có thể gây ức chế giai đoạn đầu thông qua trung gian histamin đồng thời cũng làm giảm giải phóng những chất trung gian ở giai đoạn sau của phản ứng dị ứng.

Thuốc Cetirizine là gì?
Thuốc Cetirizine 10mg

 

Những tình trạng bệnh có thể điều trị bằng thuốc Cetirizine:

  • Mẩn ngứa, nổi mề đay
  • Cảm lạnh
  • Phù mạch
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Phản ứng phản vệ
  • Viêm mũi dị ứng theo mùa
  • Viêm mũi dị ứng kéo dài

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc Cetirizine để điều trị những bệnh khác.

2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc thuốc Cetirizine

Cetirizine được sử dụng phổ biến nhất là theo đường uống. Mặc dù thời gian đạt nồng độ đỉnh trong máu có thể bị gây ảnh hưởng bởi thức ăn nhưng mức độ hấp thụ thuốc của cơ thể không bị ảnh hưởng nên các bạn có thể sử dụng thuốc Cetirizine cùng bữa ăn hoặc không.

Liều dùng đối với dạng viên nén: Đối với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn sẽ tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sử dụng từ 5-10mg thuốc Cetirizine. Tuy nhiên, mỗi ngày không được dùng quá 10mg.

Lưu ý: Đối với dạng thuốc viên nén thì trước khi nuốt bạn nên nhai thuốc.

Liều dùng dạng dung dịch: Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn sẽ sử dụng từ 5ml đến 10ml mỗi ngày. Liều lượng sử dụng tối đa trong 1 ngày là 10ml.

 

Liều lượng và cách sử dụng thuốc thuốc Cetirizine

Sử dụng Cetirizine điều trị mẩn ngứa, nổi mề đay

3. Tác dụng phụ của thuốc Cetirizine

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc Cetirizine chính là hiện tượng ngủ gật, tỉ lệ gặp phải tác dụng phụ này tùy thuộc vào liều lượng thuốc mà bạn uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số tình trạng như: Mệt mỏi, viêm họng, khô miệng, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,...

Một số tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng thuốc Cetirizine: thèm ăn hoặc chán ăn, tiểu bí, tăng tiết nước bọt,...

Những tác dụng phụ rất hiếm gặp như: giảm tiểu cầu, thiếu máu, chóng phản vệ, hạ huyết áp nặng, viêm cầu thận, viêm gan ứ mật…

Trong quá trình sử dụng thuốc Cetirizine bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ chưa được nêu ra ở đây. Nếu có bất cứ một dấu hiệu bất thường nào hãy ngưng sử dụng thuốc và tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ để tránh cho tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng.

4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Cetirizine

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người thân:

  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú nếu muốn sử dụng thuốc Cetirizine phải tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý sử dụng thuốc.
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc cho những trường hợp bị dị ứng với Hydroxyzin hoặc Cetirizine.
  • Khi đang dùng những loại thuốc khác để điều trị hãy thông báo với bác sĩ trước khi kê đơn.
  • Đang hoặc đã từng mắc một số bệnh khác.
  • Người già và trẻ nhỏ chỉ nên sử dụng thuốc nếu bác sĩ chỉ định.
  • Trong thời gian sử dụng thuốc không nên hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc những đồ uống có cồn khác.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng không có ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Khi không có nhu cầu sử dụng thuốc hoặc thuốc hết hạn, để tránh ảnh hưởng đến môi trường các bạn nên vứt thuốc đúng cách.

Hãy là một người thông minh khi sử dụng thuốc Cetirizine cho bản thân mình và người thân. Bài viết trên chỉ cung cấp những thông tin mang tính chất tham khảo. Bạn không nên tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990