Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Loratadin Siro: Chỉ định và liều dùng trong điều trị dị ứng

Cập nhật: 07/06/2024 08:52 | Người đăng: Khánh Hòa

Loratadin Siro là một dạng tiêu biểu của thuốc chống dị ứng, viêm mũi dị ứng, thuốc dạng uống nên rất dễ sử dụng. Tuy nhiên trước khi có ý dịnh sử dụng Siro Loratadin bạn cần phải tìm hiểu kỹ một số lưu ý quan trọng khi dùng loại thuốc này.

Công dụng của thuốc Loratadine là gì?

Loratadin là một dạng thuốc kháng Histamin được chỉ định sử dụng cho các trường hợp ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi do bị cảm và một số triệu chứng dị ứng khác. Thuốc cũng được áp dụng trong một số trường hợp bệnh nhân bị ngứa do phát ban nhưng không có tác dụng ngăn ngừa các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mề đay, sốc phản vệ.

Công dụng của thuốc Loratadine là gì?

Siro Loratadin điều trị các triệu chứng ngứa, viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi...

Siro Loratadin là một dạng của Loratadin chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm mũi dị ứng, hắt hơi chảy nước mũi ngứa mũi.
  • Viêm kết mạc, dị ứng ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Một số trường hợp nổi mề đay mạn tính, bệnh da dị ứng.

Trước kia hầu hết mọi người chỉ biết đến thuốc loratadin ở dạng viên nén nhưng hiện nay thuốc Siro Loratadin được sử dụng khá nhiều vì dễ uống, trẻ em cũng có thể sử dụng. Bởi Loratadin là thuốc kháng histamin thế hệ mới không phân bố vào não, vì thế không ảnh hưởng tới thần kinh đồng thời nó cũng có tác dụng phụ ít hơn các thuốc khác đặc biệt là thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, nếu bạn đang có ý định điều trị bằng thuốc, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì độ an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

➤ Xem thêm Tác dụng của thuốc Loratadine là gì?

Liều dùng thuốc Siro Loratadin

Liều dùng thuốc Siro Loratadin như thế nào? Đối với Siro Loratadine liều dùng sẽ chia ra đối với người lớn và trẻ em bị viêm mũi dị ứng và mề đay như sau:

  • Người lớn: Uống 1 lần/ ngày
  • Trẻ em: Từ 2 – 12 tuổi (thể trọng dưới 30kg) uống 1 lần/ ngày mỗi lần 5mg, trẻ từ 2 – 12 tuổi (thể trọng trên 30kg) uống 1 lần. ngày mỗi lần 10mg.
  • Đối với trẻ em dưới 2 tuổi sử dụng Siro Loratadin theo hướng dẫn của bác sĩ.
Liều dùng thuốc Siro Loratadin

Thuốc Siro Loratadine không ngăn ngừa nổi mề đay hoặc điều trị phản ứng dị ứng nghiêm trọng

Nên dùng thuốc Siro Loratadine như thế nào?

Sử dụng thuốc Siro Loratadine bằng đường uống thường là 1 lần 1 ngày theo chỉ định của bác sĩ. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc bạn nên sử dụng với liều lượng thấp nhất. Ngoài ra nếu bạn muốn sử dụng nhiều hơn liều lượng cho phép hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh bất kỳ vấn đề ảnh hưởng nào tới sức khỏe.

Mỗi liều dùng của thuốc Siro Loratadine đều được bác sĩ kê dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Không tự ý tăng liều so với chỉ dẫn, và tuyệt đối không được uống liều lượng hơn so với độ tuổi của bạn.

Hãy báo cho bác sĩ chuyên khoa nếu như các dấu hiệu dị ứng của bạn không được cải thiện sau 3 ngày uống thuốc hoặc tình trạng kéo dài hơn 6 tuần. Nếu sức khỏe chuyển biến xấu (phản ứng dị ứng nghiêm trọng, sốc phản vệ) sau khi dùng thuốc hãy lập tức đi cấp cứu.

Lưu ý khi sử dụng Siro Loratadin

Trước khi dùng loratadine, bạn nên thông báo với bác sĩ về dấu hiệu dị ứng của mình, tốt nhất hãy đi khám để bác sĩ có thể đưa ra chỉ định cụ thể về liều lượng và những nguy cơ bạn có thể gặp phải. Kèm theo đó hãy thông báo về các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm thảo dược bạn đang sử dụng để tránh việc thuốc bị tương tác.

Cho đến nay, mặc dù chưa có bất kỳ nghiên cứu nào xác định rủi ro của thuốc đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú nhưng nếu đang trong trường hợp này hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để được cân nhắc lợi ích và nguy cơ bạn nhé!

Siro Loratadin được dùng ngày một lần, là thuốc lựa chọn đầu tiên để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng hoặc mề đay dị ứng. Tuy nhiên thuốc cũng có những tác dụng phụ không mong muốn nếu uống quá liều hoặc không theo chỉ định của bác sĩ:

  • Phát ban, khó thở, mặt bị sưng phù, khoang miệng, lưỡi bị sưng.
  • Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể là: đau đầu, buồn ngủ, tiêu chảy, khô miệng, chảy máu mũi, da bị phát ban.

Không phải tất cả mọi người khi uống siro đều gặp phải những tác dụng phụ kể trên nhưng việc phòng ngừa và để ý tới các triệu chứng là điều quan trọng. Gọi điện cho bác sĩ chuyên khoa nếu gặp những dấu hiệu nghiêm trọng như: Nhịp tim tăng, cảm giác có thể ngất xỉu, vàng da hoặc vàng mắt, co giật.

Những tương tác thuốc và bệnh lý với Siro Loratadin là gì?

Việc xảy ra tương tác có thể khiến khả năng hoạt động của thuốc tăng hoặc giảm đi. Tốt nhất ngoài việc tìm hiểu Siro Loratadin là gì bạn nên có một danh sách những thuốc đang dùng, thuốc dự định dùng để bác sĩ xem xét có gặp phải phản ứng nào không.

Loratadin có tác dụng rất gần với thuốc Desloratadine, vì thế không sử dụng chung 2 loại thuốc này. Một số loại thực phẩm như rượu bia, thuốc lá, bưởi chùm cũng có thể gây nên sự thay đổi về hiệu quả của thuốc.

Bệnh nhân bị tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn đường tiết niệu, tăng nhãn áp, bệnh tim, thận, gan, cường giáp thận trọng khi sử dụng thuốc vì nó có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về thuốc Siro Loratadin, chúng tôi không đưa ra bất kỳ chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa nào. Vì thế hãy gọi điện cho bác sĩ của bạn trước khi có ý định sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn nhất.

Tất cả những thông tin về Siro Loratadin mà Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tại TPHCM cung cấp chỉ là thông tin tham khảo, không thể thay thế cho bất kỳ lời khuyên nào của các chuyên gia y tế. Vì thế hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự tư vấn chính xác nhất.

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990