Làm "bạn" với chứng bệnh liên quan đường tiêu hóa hẳn là bạn sẽ không còn xa lạ với thuốc Alumina. Nhưng cách dùng và cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu như bạn cũng cùng thắc mắc đó thì hãy đọc ngay bài viết này nhé.
Tổng quan về thuốc Alumina
Thuốc Alumina mang lại hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Thuốc Alumina bao gồm các thành phần như Nhôm Hydroxide, Atropine Sulfate, Magnesi Carbonat, Trong đó Magnesi Carbonat được xem là chất có tác dụng điều trị dạ dày, dư axit trong dạ dày, đồng thời tăng nước trong ruột và lượng thấp Magie trong máu cùng các chứng bệnh khác…giúp cơ thể bạn có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, mỗi hộp gồm 60 viên.
Xem thêm:
- Khi nào nên dùng thuốc hạ huyết áp? Cách dùng hiệu quả nhất
- Triệu chứng viêm cầu thận và cách chữa hiệu quả
Thuốc Alumina có tác dụng gì?
" Thuốc Alumina trị gì và có tác dụng như thế nào" nhận được mối quan tâm của rất nhiều người. Theo chia sẻ của các thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, thuốc được chỉ định sử dụng trong các trường hợp dưới đây:
- Làm giảm các biểu hiện ợ chua, ợ nóng, đầy bụng khó tiêu do tăng axit trong dạ dày
- Loét dạ dày, tá tràng dẫn đến tăng axit trong dạ dày
- Ngừa và điều trị loét và chảy máu dạ dày
- Điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
Chống chỉ định:
- Giảm photphat trong máu,
- Mẫn cảm với thành phần Nhôm Hydroxyd
- Trẻ em nên thận trọng trước khi dùng bởi có nguy cơ nhiễm độc nhôm
- Bệnh nhân bị suy thận, suy tim xung huyết, xơ gan, và người bị chảy máu đường tiêu hóa không nên dùng bởi: khi dùng loại thuốc kháng axit này có chứa nhôm sẽ tương tác với photphat có thể gây nhiễm độc nhôm.
- Người cao tuổi có thể gây táo bón. Cần lưu ý khi sử dụng
Liều lượng và cách dùng thuốc Alumina đúng cách
Đối với mỗi bệnh nhân điều trị loại bệnh khác nhau cần có một liều lượng thuốc khác nhau.
- Dạng thuốc Alumina lỏng:
Để chống axit: để trung hòa axit cần thay đổi lượng thuốc uống phù hợp với lượng axit tiết ra và khả năng trung hòa axit của các thể tích bằng nhau với các chất kháng axit và chế phẩm kháng axit biến thiên rất lớn.
Phần lớn dạng lỏng của thuốc Alumina có khả năng trung hòa axit tốt hơn dạng bột ( từ viên). Đối với viên cần phải nhai thật kỹ trước khi nuốt bởi thuốc không có tính năng hòa tan trong dạ dày để tiêu hóa.
Khi kết hợp sử dụng thuốc Alumina có chứa hợp chất nhôm với muối Magnesi sẽ tạo ra hợp chất giúp khắc phục tình trạng táo bón do nhôm nhờ tính nhuận tràng của muối Magnesi.
Liều dùng tối đa: 2 lần/ tuần
Để điều trị loét dạ dày tá tràng: uống thuốc Alumina 1 đến 3 giờ sau bữa ăn hoặc vào lúc đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất trong việc trung hòa axit. Cần uống liên tục từ 4 – 6 tuần khi hết những dấu hiệu của bệnh.
- Đối với liều uống:
Thuốc Alumina chỉ định dùng an toàn cho trẻ nhỏ
Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng: Liều dùng khác nhau giữa người lớn và trẻ em cụ thể như sau:
- Trẻ nhỏ: uống 2 – 5ml/ liều, cứ 1 – 2 giờ uống 1 lần
- Trẻ em: 5- - 15ml, cứ 3 – 6 giờ uống 1 lần hoặc uống sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ
- Trẻ lớn > 12 tuổi: uống 5 đến 15ml/ liều: cách 1 – 2 giờ uống 1 lần
- Người lớn >18 tuổi: 30 – 60ml/ liều, cách 1 giờ uống 1 lần.
Trong quá trình sử dụng cần theo dõi lượng tiết axit trong dạ dày để điều chỉnh lượng uống phù hợp.
Điều trị chứng tăng photphat trong máu:
Với trẻ em: mỗi ngày uống 50 – 150mg/kg, chia làm liều nhỏ, cách 4 – 6 tiếng uống 1 lần. Cần theo dõi đễ điều chỉnh lượng photphat trong máu bình thường
Với người lớn: Ngày uống 3 – 6 lần, mỗi lần uống từ 500 – 1800mg, uống giữa các bữa ăn hoặc khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Giúp kháng axit:
Người lớn uống 30ml từ 1 – 3 giờ sau khi ăn và lúc đi ngủ.
Các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Alumina
- Đối với người suy thận:gây nhuyễn xương, sa sút trí tuệ và gây thiếu máu hồng cầu nhỏ do nhóm Hydroxyd kết dính với phosphat
- Người bệnh dùng liều cao, kéo dài: giảm phosphat trong máu
- Người mắc hội chứng ure máu cao: gây ngộ độc, nhuyễn xương
- Ngoài ra người bệnh khi dùng thuốc thường gặp những tác dụng phụ như: táo bón, phân trắng, cứng bụng, chán ăn, buồn nôn…
Với những tác dụng phụ kể trên, tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh nhưng lại gây ra không ít phiền toái, và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do vậy người bệnh trước khi có ý định sử dụng thuốc Alumina cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.
Những tương tác của thuốc trong quá trình sử dụng
Bởi thuốc đau bao tử Alumina có chứa nhôm, hydroxide và magie nên rất có thể sẽ làm giảm sự hấp thu của các chất sau: corticosteroid, tetracyclin, benzodiazepin, digoxin, penicilamin, allopurinol, phenothiazin, indomethacin, phenothiazin, muối sắt, ranitidin…Do vậy bạn cần uống thuốc này với các loại thuốc có chứa các chất trên ít nhất 2 giờ. Hoặc báo cho các bác sĩ biết về các loại thuốc bạn đang sử dụng để được lời khuyên chính xác nhất nhé.
Ngoài ra thuốc Alumina còn tương tác với rượu, bia, thuốc lá, nên trong quá trình điều trị bệnh tốt nhất không nên sử dụng.
Bảo quản thuốc Alumina tốt nhất
Nên để thuốc ở chế độ phòng, tránh nơi ẩm ướt hoặc ánh nắng trực tiếp. Không nên để trong tủ lạnh và phòng tắm. Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Khi thuốc hết hạn hoặc không dùng đến, hãy bỏ sọt rác, không nên vứt vào bồn cầu hoặc đường nước .
Mọi thông tin về thành phần, cách dùng, liều lượng, lưu ý…đều được nhà thuốc in trên bao bì. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng . Mọi thông tin không thay thế được chỉ định của các bác sĩ.
Qua bài viết về "thuốc Alumina trị bệnh gì" ở trên, hi vọng bạn đọc có thông tin hữu ích và mau khỏe.