Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào?

Cập nhật: 17/04/2024 15:47 | Người đăng: anbinh

Thuốc Omeprazole Delayed Release là thuốc gì?

Thuốc Omeprazole Delayed - Release là thuốc được sử dụng điều trị bệnh dạ dày trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ dày hoặc ruột non gặp vấn đề.

Thuốc Omeprazole Delayed Release là thuốc gì?
Thuốc Omeprazole Delayed Release là thuốc gì?

➤ Bạn có thể xem thêm Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất

Cơ chế hoạt động của thuốc

Thuốc Omeprazole Delayed-Release Capsules USP là thuốc ức chế bơm Proton (PPI). PPI làm tăng độ pH và làm giảm lượng Axit được tiết ra trong dạ dày.

Những ai không nên sử dụng thuốc này?

Bạn không nên sử dụng Omeprazole nếu bạn bị dị ứng hoặc nếu trong các trường hợp sau:

  • Bị dị ứng với các loại thuốc như Omeprazole, chẳng hạn như Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Nexium, Prevcid, Protonix và các loại khác.
  • Có vấn đề về hô hấp, vấn đề về thận hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi dùng omeprazole trước đây.
  • Đang dùng thuốc điều trị HIV có chứa Rilpivirine (như Complera, Edurant, Odefsey, Juluca ).

(Thông tin trên được tham khảo từ Website Uspnf.com)

Những ai không nên sử dụng thuốc này?
Những ai không nên sử dụng thuốc này?

Cách dùng thuốc Omeprazole Delayed - Release Capsules USP

Liều lượng

Liều lượng sử dụng thuốc Omeprazole Delayed-Release Capsules USP sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: 20mg mỗi ngày, sử dụng trong 2-4 tuần.
  • Viêm loét tá tràng nặng: 40mg mỗi ngày, sử dụng trong 4-8 tuần.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: 20mg mỗi ngày, sử dụng trong 4-8 tuần.
  • Loét thực quản nặng: 20-40mg mỗi ngày, sử dụng trong 4-8 tuần.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison: Liều khởi đầu là 60mg mỗi ngày, sau đó có thể điều chỉnh tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Cách dùng

  • Uống thuốc nguyên viên. Không nhai, nghiền nát hoặc bẻ đôi.
  • Uống cùng với một ly nước đầy và ít nhất 30 phút trước bữa ăn sáng.
  • Nên uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Trường hợp sử dụng quá liều

Nếu bạn sử dụng quá liều nên cần điều trị hỗ trợ các triệu chứng mà bạn gặp phải. Vì Omeprazole gắn mạnh vào Protein huyết tương nên không thể tách ra được.

Liều 1 ngày để dung nạp tốt là 360mg và chưa có thuốc giải đặc hiệu.

Chống chỉ định

Với những người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Cách dùng thuốc Omeprazole Delayed - Release Capsules USP
Cách dùng thuốc Omeprazole Delayed - Release Capsules USP

Các tác dụng phụ có thể gặp

Những tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Omeprazole Delayed-Release Capsules:

  • Đau nhức đầu.
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Đau bụng.
  • Đầy hơi.
  • Táo bón.
  • Phát ban.
  • Bị choáng.
  • Mệt mỏi.

P/s: Những tác dụng trên có thể chỉ thoáng qua, không cần giảm liều.

Nên báo với bác sĩ nếu có những tác dụng phụ kéo dài hoặc trở nên khó chịu khi sử dụng.

Một số lưu ý

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Sử dụng đúng liều, không tự ý thay đổi liều hoặc thời gian sử dụng.
  • Không khuyến cáo dùng Omeprazole Delayed cho trẻ em. Nếu dùng cho bé nên được sự cho phép từ bác sĩ.
  • Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem được sử dụng không.

Thông tin thêm

  • Nhà sản xuất: Brawn Laboratories
  • Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
Xin lưu ý: Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Sản phẩm này chỉ sử dụng khi có sự chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ để được tư vấn chi tiết!

Hy vọng với những thông tin Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp trên đây sẽ giúp các bạn biết rõ hơn về thuốc Omeprazole Delayed-Release Capsules USP. 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990