Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất

Cập nhật: 16/04/2024 17:53 | Người đăng: Vũ Duyên

Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời gian điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân.

Chỉ định của thuốc Omeprazol 20mg

Thuốc omeprazol được chỉ định để  điều trị các bệnh lý như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản,
  • Viêm loét thực quản,
  • Hội chứng dạ dày-tá tràng,
  • Viêm dạ dày-tá tràng do HP (Helicobacter Pylori),
  • Tăng tiết dạ dày trong hội chứng Zollinger-Ellison,
  • Loét dạ dày do dùng thuốc kháng viêm seteroid.

Vì thuốc omeprazol chỉ cần uống một lần một ngày nên thời điểm tốt nhất để uống thuốc là uống vào buổi tối trước lúc đi ngủ (vì thời gian ban đêm dài) để có thể ức chế hiện tượng tiết acid dạ dày.

Thuốc Omeprazol dạng viên nang gồm những hàm lượng: 5mg, 10mg, 20mg và 40mg

Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Bạn uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày trước bữa ăn. Nếu bạn đang tự điều trị, hãy làm theo các chỉ dẫn trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bạn.

Đối với trẻ em, liều lượng cũng được dựa trên cân nặng cơ thể. Bạn không được tăng liều hoặc uống thuốc này thường xuyên hơn chỉ dẫn. Nếu có bất kì câu hỏi nào, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Bạn không được nghiền nát, làm vỡ hoặc nhai các viên nén. Bạn nên nuốt cả viên nén với nước.

Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®
Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Nếu cần thiết, các thuốc kháng axit có thể được uống cùng với các thuốc này. Nếu bạn cũng đang dùng thuốc sucralfate, hãy uống thuốc này ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfate.

Bạn nên sử dụng thuốc này thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Để giúp bạn nhớ, hãy dùng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày và tiếp tục dùng thuốc này theo thời gian quy định ngay cả khi bạn đã cảm thấy tốt hơn. Nếu đang tự chữa bệnh với các thuốc không được kê đơn, bạn không dùng thuốc quá 14 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên báo cho bác sĩ nếu tình trạng vẫn tiếp diễn hoặc xấu đi. Nếu bạn đang tự chữa bệnh, báo cho bác sĩ nếu triệu chứng ợ nóng vẫn tồn tại sau 14 ngày hoặc nếu cần phải sử dụng thuốc này hơn một lần mỗi 4 tháng. Nếu bạn nghĩ rằng mình có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình dùng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ khi dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Thuốc Omeprazol 20mg STADA® có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Sốt;
  • Các triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng;
  • Đau bụng, đầy hơi;
  • Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy nhẹ;
  • Đau đầu;
  • Tiêu chảy ra nước hoặc có máu;
  • Hạ magie máu (chóng mặt, lú lẫn, nhịp tim nhanh hoặc không đều, co giật cơ, cảm giác bồn chồn, đau cơ, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn, ho hoặc cảm giác nghẹt thở, co giật).

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®? Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thuốc Omeprazol uống trước hay sau ăn thì tốt?

Sau khi tham vấn ý kiến của các chuyên gia nghiên cứu về loại thuốc này, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thuốc omeprazol nên uống lúc đói, trước ăn 30 phút hoặc 1 giờ, tốt nhất là dùng trước khi ăn sáng. Bởi thuốc có tác dụng ức chế vô cùng đặc hiệu với bơm Proton H , K – ATP ase ở các tế bào nằm trên thành dạ dày. Vì vậy, thuốc phát huy tác dụng nhất là khi chưa có thức ăn.

Thuốc có thể làm giảm hiện tượng bài tiết Acid ở dịch vị, và có tác dụng giảm đau nhanh và thuốc omeprazol chỉ cần uống một ngày một lần là đủ.

Nếu dùng 1 ngày 2 lần thì nên dùng 1 viên trước bữa sáng và 1 viên trước bữa tối. Không được nhai hoặc nghiền.

Thuốc Omeprazol uống trong bao lâu?

Tùy theo bệnh của bạn đang ở mức độ nào hoặc lý do mà bạn dùng Omeprazol, bạn có thể chỉ cần đến chúng trong vài tuần hoặc vài tháng. Một vài trường hợp khác có thể phải sử dụng thuốc lâu hơn, thậm chí là vài năm.

Cũng có những trường hợp không cần uống Omeprazol mỗi ngày theo chỉ định. Họ chỉ sử dụng khi họ khi họ bắt đầu có triệu chứng bệnh. Cho đến khi họ có cảm giác tốt hơn với bệnh, họ có thể lập tức ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyên bạn sử dụng thuốc theo cách này. Bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể biết cách sử dụng phù hợp cho bản thân và mức độ bệnh.

Những lưu ý cần nhớ trước khi dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;
  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Omeprazol 20mg STADA®;
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
  • Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Những lưu ý cần nhớ trước khi dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Những lưu ý cần nhớ trước khi dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®

Trước khi phẫu thuật, bạn nên nói cho bác sĩ về tất cả những thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc kê toa, không kê toa và các loại thảo dược).

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Bạn cần phải hỏi chuyên viên y tế trước khi dùng Omeprazol 20mg STADA® nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.

Thuốc Omeprazol 20mg STADA® có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Omeprazol 20mg STADA® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Omeprazol 20mg STADA® bao gồm:

  • Erlotinib;
  • Nelfinavir;
  • Rilpivirine;
  • Atazanavir;
  • Carbamazepine;
  • Ceritinib;
  • Cilostazol;
  • Clopidogrel;
  • Dasatinib;
  • Delavirdine;
  • Digoxin;
  • Duloxetine;
  • Fluvoxamine;
  • Idelalisib;
  • Indinavir;
  • Isoniazid;
  • Itraconazole;
  • Ivacaftor;
  • Ketoconazole;
  • Mesalamine;
  • Nilotinib;
  • Nisoldipine;
  • Pazopanib;
  • Ponatinib;
  • Sofosbuvir/velpatasvir.

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Những ai không nên dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA®?

Nếu bạn đang có 1 trong các bệnh ở dưới đây thì nên báo cho bác sĩ biết để được tư vấn cụ thể, đặc biệt là:

  • Bệnh tiêu chảy;
  • Bệnh sử hạ magie máu;
  • Loãng xương;
  • Bệnh sử động kinh;
  • Bệnh gan.

Lưu ý: Những thông tin về thuốc và biệt dược ở trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất, cần có sử chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ hoặc chuyên viên Y tế. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990