Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Neurobion Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Cách Dùng Đúng

Cập nhật: 28/06/2024 15:34 | Người đăng: anbinh

Là một loại thuốc sử dụng rộng rãi trên thi trường. Có tác dụng điều trị đau dây thần kinh rất hiệu quả. Bài viết dưới đây do Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp về cách sử dụng cũng như bảo quản thuốc một cách tốt nhất.

1. Thuốc Neurobion là thuốc gì?

Neurobion là một tên gọi tắc của một loại thuốc uống, thuốc tiêm thuộc dòng trong các loại thuốc nhóm 3B trong đó có thành phần là vitamin B1 (Thiamin), vitamin B6 (Pyridoxin) và vitamin B12 (Cyanocobalamin).

Vitamin B1 sẽ dễ dàng hấp thu thông qua đường tiêu hóa. Vào mỗi ngày sẽ có khoảng 1g vitamin B1 được sử dụng trong cơ thể. Thành phần này trong thuốc sẽ đào thải nhanh thông qua nước tiểu.

Thuốc Neurobion là thuốc gì?
Thuốc Neurobion dạng tiêm

Tìm hiểu thêm:

2. Tác dụng của thuốc Neuribion như thế nào?

  • Thuốc Neurobion có tác dụng điều trị trong các chứng viêm đa dây thần kinh, đau dây thần kinh và đau dây thần kinh tọa
  • Có thể điều trị trong hội chứng vai – cánh tay, đau lưng – đau vùng thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau do dây thần kinh sinh ba
  • Cũng có thể dùng thuốc Neurobion 5000 để phòng chống và ngăn ngừa bệnh Beri – beri
  • Khắc phụ và phục hồi các triệu chứng liệt cơ mặt
  • Có thể làm giảm các trường hợp về suy nhược cơ thể như mệt mỏi, da dẻ xanh xao, biếng ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn chức năng tiêu hóa
  • Điều trị được các bệnh Zona thần kinh do bệnh tiểu đường, viêm dây thần kinh thị giác, tê các đầu ngón tay ngón chân, bổ chung chất trong khi điều trị bằng INH, reserpineva2 các phenolthiazine
  • Bổ sung vitamin nhóm B cho người bị thiếu hụt và cần khắc phục
  • Điều trị và hỗ trợ cho bệnh về tai biến mạch máu não, chứng nghén nặng do có thai
  • Chữa trị các trường hợp về đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba bả vai
Thuốc Neurobion dạng uống
Thuốc Neurobion dạng uống

3. Không dùng thuốc Neurobion trong các trường hợp

Người bệnh quá mẫn cảm và nhạy cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc Neurobion 5000.

Cần tránh tối đa việc tiêm tĩnh mạch.

4. Liều dùng và cách dùng thuốc Neurobion

4.1. Với thuốc Neurobion 5000 dạng tiêm

Bắt đầu tiêm IM sâu 1 ống/ ngày trong trường hợp nặng

Khi đã bắt đầu hết các triệu chứng cấp hoặc trong các trường hợp nhẹ thì sử dụng 2-3 ống/ tuần

4.2. Thuốc Neurobion dạng viên

Liều dùng:

  • Người lớn: uống 4-6 viên/ ngày x 2 lần/ ngày
  • Trẻ em: uống 2-4 viên/ ngày x 2 lần/ ngày

Cách dùng:

  • Nên uống thuốc sau bữa ăn
  • Uống chung với một ít nước, nuốt nguyên viên, không nên nhai hoặc nghiền nát viên thuốc

5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Neurobion 5000

Khi sử dụng thuốc Neurobion sẽ rất hiếm xảy ra các tác dụng không mong muốn. Ở một số người tùy theo từng đối tượng mà sẽ có thể xảy ra một số tác dụng phụ sau khi sử dụng thuốc Neurobion 5000, cần thông báo và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi xảy ra các trường hợp do tác dụng phụ sau khi dùng thuốc gây nên để có hướng điều trị thích hợp và kịp thời nhất, cụ thể:

  • Vitamin B1 sẽ dễ dàng dung nạp qua đường tiêu hóa và sẽ không tích lũy trong cơ thể nên sẽ không gây ra việc thừa vitamin này
  • Xảy ra các triệu chứng như là dị ứng (phát ban, nổi mề day, ngứa ngáy,…) nhưng đặc biệt nguy hiểm nhất là sốc khi tiêm bằng đường tĩnh mạch
  • Cần thận trọng trong việc điều trị bằng thuốc Neurobion 5000
  • Khi bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Neurobion 5000 thì không nên sử dụng cùng lúc với thuốc trị bệnh Parkinson

6. Gía thuốc Neurobion 5000 bao nhiêu?

Thuốc Neurobion 5000 dung dịch tiêm được đóng gói 1 vỉ 5 ống 3ml, hiện nay được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 100.000 đồng. Tùy từng thời điểm và địa chỉ mua hàng sẽ có giá khác nhau, do vậy các bạn cần phải lựa chọn địa chỉ an toàn để tránh hàng nhái, hàng giả. Tránh mua thuốc có dấu hiệu hư hỏng, hết hạn sử dụng hay bị đổi mùi vị.

Trên đây là những thông tin bổ ích về thuốc Neurobion 5000 cho sức khỏe của người bệnh. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Cùng theo dõi các bài viết khác trên trang web của nhà trường để có kiến thức về các loại thuốc khác tại chuyên mục cẩm nang Y Dược nhé! Chúc người bệnh mau khỏi bệnh!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990