Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Mirtazapine trị bệnh gì? Có cần lưu ý những gì?

Cập nhật: 03/05/2022 10:19 | Người đăng: Lường Toán

Với nhịp sống hiện đại, bộn bề hiện nay khiến không ít người gặp phải triệu chứng bệnh trầm cảm. Nhằm giúp người bệnh cải thiện tình trạng này, thuốc Mirtazapine ra đời, nhiều bệnh nhân cảm thấy yên tâm hơn. Vậy thuốc Mirtazapine là gì? Tác dụng và cách uống như thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết này.

Thuốc Mirtazapine trị bệnh gì? Thuốc có tác dụng như thế nào?

Thuốc Mirtazapine là loại thuốc tâm hướng thần, được chỉ định điều trị chứng bệnh trầm cảm. Khi sử dụng loại thuốc này, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe mạnh và cải thiện tâm trạng bằng cách phục hồi sự cân bằng các hóa chất tự nhiên ( loại chất dẫn truyền thần kinh) có trong não.

Thuốc Mirtazapine điều trị bệnh trầm cảm

Thuốc có tên gọi khác là thuốc Mirtazapin bao gồm các thuốc biệt dược mới: Remeron Soltab, Jewell, Menelat, Mirzaten 30mg, Auoapine OD 30.

Mirtazapine được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, viên nén và viên nén phân tán, có các dạng và hàm lượng như sau:

  • Thuốc viên nén( để uống): 7.5mg, 15mg, 30mg, 45mg
  • Thuốc viên ( có thể uống hoặc để tan trong miệng): 15mg, 30mg và 45mg

Xem thêm:

Liều dùng và cách dùng thuốc Mirtazapine

  • Người lớn: Liệu trình bắt đầu mỗi ngày dùng 15mg, và tăng liều theo thời gian để đáp ứng lâm sàng tối ưu. Tối đa trong liệu trình là 45mg/ ngày.
  • Người già: Liều dùng và cách dùng như người lớn. Tuy nhiên việc tăng liều cần phải dựa trên độ theo dõi sát sao để tìm ra liệu trình đáp ứng cụ thể.
  • Đối với trẻ em: Chưa có nghiên cứu nào về độ an toàn cũng như hiệu quả của thuốc Mirtazapine dành cho trẻ em, do vậy trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Khi sử dụng Mirtazapine, bạn có thể uống hoặc kèm chung với thức ăn. Nên uống mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ, không nên vượt quá 45mg/ ngày.

Thuốc cần phải được dùng thường xuyên để thấy rõ những tác dụng từ thuốc. Không nên tự ý bỏ thuốc hoặc tăng liều mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Sau từ 1 đến 4 tuần, bạn sẽ cảm nhận được sự giảm thiểu rõ rệt các triệu chứng trên.

Trường hợp người bệnh cảm thấy khỏe hẳn nhưng vẫn không được tự ý dừng thuốc đột ngột bởi sẽ khiến bệnh nhanh chóng tái phát và càng nặng hơn. Thay vào đó, bạn hãy giảm liều dần dần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nếu thấy tình trạng bệnh ngày càng trở lên nặng hơn, hãy liên hệ ngay với các bác sĩ .

Những tác dụng phụ thường gặp của thuốc Mirtazapine

Việc dùng thuốc Mirtazapine có thể gây ra một số tác dụng phụ, bạn cần liên hệ với bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng như: hoảng loạn, lo lắng, có sự thay đổi về hành vi, cảm giác bồn chồn khó ngủ, hiếu động ( hành động chống đối, hung hăng, mệt mỏi), dễ nổi cáu, có ý tự sát hoặc tự hại bản thân.

Ngoài ra những tác dụng phụ dưới đây cũng cần đến sự hỗ trợ kịp thời của các bác sĩ:

  • Gây ảo giác, kích động, nhịp tim đập nhanh, buồn nôn, tiêu chảy.
  • Sốt cao, lú lẫn, đổ mồ hôi, cứng cơ, chân tay run rẩy.
  • Bất tỉnh,
  • Xuất hiện những đốm trắng ở môi, miệng gây đau nhức
  • Khả năng tập trung kém, trí nhớ kém, đau đầu, mất cảm giác thăng bằng.
  • Sốt cao, ớn lạnh, có những triệu chứng cảm cúm, đau nhức toàn thân.

Khi phát hiện có những triệu chứng sau đây, bạn cần phải đi cấp cứu ngay: Phát ban, nổi mẩn, sưng phù mặt, cổ họng, lưỡi, khó thở, tức ngực.

Những tác dụng phụ trên không phải ai cũng gặp. Bên cạnh đó còn một số tác dụng phụ không được đề cập đến, do vậy nếu có bất kỳ thắc mắc nào về sự biến đổi bên trong cơ thể, hãy tham khảo ngay ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Thận trọng trước và trong khi sử dụng thuốc Mirtazapine

Trầm cảm ở trẻ em không nên dùng thuốc Mirtazapine

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Mirtazapine

Thông báo với các bác sĩ khi bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thành phần của thuốc có khả năng phân hủy Mirtazapine để được điều chỉnh về loại thuốc bạn đang dùng.

Liệt kê với bác sĩ các loại thuốc, vitamin, thực phẩm chức năng mà bạn có ý định dùng, đang dùng bởi những loại thuốc này có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc Mirtazapine hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.

Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh như đau tim, gan, thận, cao huyết áp, hoặc nồng độ Cholesterol cao trong máu.

Thuốc Mirtazapine ảnh hưởng đến mắt của bạn, do đó bạn nên kiểm tra mắt trước khi sử dụng loại thuốc này. Trong thời gian sử dụng nếu thấy sự thay đổi về thị lực thì cần gọi đến bác sĩ ngay.

Những lưu ý trong khi dùng thuốc Mirtazapine

Khi thấy bất kỳ sự thay đổi cơ thể trong khi dùng thuốc theo chiều hướng tiêu cực hơn thì hãy báo ngay cho các dược sĩ/ bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Khi sử dụng thuốc gặp phải những triệu chứng như: sốt, viêm họng thì cần phải ngưng sử dụng thuốc ngay để xét nghiệm máu.
  • Thuốc có khả năng gây buồn ngủ, do đó khi sử dụng thuốc nên tránh làm những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo và độ tập trung cao như lái xe và các công việc khác.

Những tương tác của thuốc:

Thuốc trị trầm cảm Mirtazapine có thành phần gây chứng buồn ngủ, do đó khi kết hợp với loại thuốc gây buồn ngủ khác có thể khiến chứng buồn ngủ càng trở lên trầm trọng hơn. Các bác sĩ khuyên, không nên kết hợp Mirtazapine với các loại thuốc gây buồn ngủ khác hay thuốc làm giãn cơ, điều trị chứng lo âu, trầm cảm hay co giật, thuốc điều trị chứng đau nhức có chứa chất Narcotic…Đặc biệt, bạn hãy thông báo với các bác sĩ những loại thuốc bạn đang hoặc có ý định sử dụng trong thời gian sắp tới. Những loại thuốc bắt buộc kê khai là : Cimetidine (Tagamet); Thuốc trị chứng đau đầu, Diazepam (Valium); John’s wort; Ketoconazole; Tramadol; Tryptophan (hay còn gọi L-tryptophan);

Thực phẩm, thức uống tương tác với Thuốc Mirtazapine như : rượu, bia và đặc biệt là thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến Thuốc Mirtazapine: Người tiền sử đau tim, người gặp chứng mất nước, bệnh về mạch máu, chức năng tuần hoàn máu, người bị bệnh huyết áp thấp, động kinh, có tiền sử bị co giật…

Trên đây là những thông tin về thuốc Mirtazapine là gì? Thuốc có tác dụng như thế nào do thầy cô các trường Cao Đẳng Dược TPHCM chia sẻ. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990