Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tê bì chân tay là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 04/09/2019 09:04 | Người đăng: Lường Toán

Tê bì chân tay là bệnh gì? Điều trị bệnh như thế nào? Câu hỏi này nhận được rất nhiều mối quan tâm của những người gặp phải triệu chứng này. Dưới đây là bài viết tổng hợp những thông tin giải đáp vấn đề này.

Tê bì chân tay là gì?

Tê bì chân tay là tình trạng vùng da ở bàn chân hay bàn tay bị tê khiến cho người bệnh có cảm giác như bị kiến bò hay bị kim châm vào da. Ở một số trường hợp thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng nó cũng là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần nắm rõ.

Tê bì chân tay là bị bệnh gì?

Tình trạng tê bì chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng như tê rần các đầu ngón tay, có cảm giác bị châm chích ở đầu các ngón tay làm giảm cảm giác. Những biểu hiện nay có thể nặng hơn và lan dần lên phía cổ tay, cánh tay, cẳng tay...Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng mất cảm giác. 

Tham khảo thêm:

Tê bì chân tay là bệnh gì?

Dấu hiệu tê bì chân tay khi mang thai hay ở người già rất phổ biến. Đây có thể là những dấu hiệu tạm thời hoặc cũng có thể cảnh báo những bệnh lý khác. Vậy tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh gì?

Theo các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, có đến 75% những trường hợp bị tê bì chân tay kèm theo một số dấu hiệu khác như đau nhức xương khớp, đau mỏi vai gáy là biểu hiện của những bệnh lý dưới đây:

Thoát vị đĩa đệm: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tê bì chân tay phổ biến. Bệnh lý này thường gặp ở thắt lưng và đĩa đệm cột sống cổ. Trường hợp khi đĩa đệm tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm thì sẽ gây chèn ép dây thần kinh cột sống. Và là nguyên nhân gây tê bì cánh tay cũng 2 chân khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động cơ thể.

Thoái hóa cột sống: Tình trạng lớp sụn khớp, đốt sống bị bào mòn và cọ xát với rễ thần kinh do thoái hóa cột sống có thể gây đau nhức và thoái hóa. Những biểu hiện này thường xảy ra khi thay đổi thời tiết và nhất là về đêm.

Thoái hóa khớp: Một số khớp như khớp đầu gối, khớp tay, khớp chân nếu bị bào mòn và tổn thương do có những yếu tố tiêu cực gây hạn chế sự vận động của cơ thể dẫn đến biểu hiện tê bì chân tay.

Do hẹp ống sống: Hẹp ống sống là bệnh bẩm sinh, là biểu hiện cột sống bị biến dạng và thu nhỏ lại khiến các rễ thần kinh chạy qua gây chèn ép và tê chân tay kéo dài. Trường hợp này bệnh để lâu có thể gây tắc nghẽn máu lưu thông và khó khăn khi vận động.

Do viêm khớp dạng thấp: Tình trạng viêm nhiễm ở khớp tay, khớp chân sẽ có thể gây tổn thương tê bì chân tay. Những biểu hiện này sẽ gặp nhiều khi người bệnh nằm hoặc ngồi quá lâu tại một vị trí sẽ khiến cứng khớp.

Do xơ vữa động mạch: Tình trạng xơ vữa động mạch sẽ gây hẹp lòng mạch, chèn ép những dây thần kinh chạy qua. Đây cũng chính là lý do bạn bị tê bì chân tay.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì tình trạng tê bì chân tay chỉ được chữa trị dứt điểm khi điều trị chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do vậy khi gặp biểu hiện tê bì chân tay kéo dài thì người bệnh hãy đi khám để được điều trị sớm nhé.

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý trên, tê bì chân tay còn do những yếu tố tạm thời như:

Do làm việc, sinh hoạt sai tư thế: Những người làm việc trong môi trường đứng, ngồi quá lâu, lười vận động, bê vác vật nặng  hay những người thường xuyên làm việc ở môi trường máy lạnh là yếu tố gây tổn thương dây thần kinh và là nguyên nhân gây tê bì chân tay.

Do căng thẳng, mệt mỏi: Khi cơ thể mệt mỏi và căng thẳng sẽ gây kích thích các tế bào thần kinh gần bề mặt da khiến cho bạn bị ngứa và tê bì chân tay

Do ảnh hưởng thời tiết: Trời lạnh cũng là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ bị rối loạn cảm giác gây tê bì chân tay…

Với những nguyên nhân gây tê bì chân tay ở trên, người bệnh không cần đi khám mà chỉ cần thay đổi cách sinh hoạt, giữ ấm cơ thể...là bạn sẽ thoát khỏi tình trạng này. 

Điều trị tê bì chân tay như thế nào?

Phụ nữ mang thai rất dễ bị tê bì chân tay

Việc điều trị tê bì chân tay xuất phát từ những nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây, các bác sĩ chỉ là những phương pháp điều trị hiệu quả nhất mà các bạn nên tham khảo.

Điều trị nguyên nhân sinh lý

  • Không nên ngồi nhiều hay đứng lâu: Người bệnh không nên cúi nhấc vật nặng hay ngồi xổm, đi dép chật, không để tay chân bị lạnh.
  • Nên Chườm đá lạnh vào chân và bàn chân mỗi ngày 15 phút để giảm sưng, giảm tê chân do dây thần kinh bị chèn ép. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý: giúp giảm tê chân tay do dây thần kinh bị chèn ép
  • Chườm nóng: Những người bị tê chân do bị chèn ép dây thần kinh cũng có thể áp dụng chườm nhiệt. 
  • Xoa bóp chân vào bàn chân giúp cải thiện lưu lượng máu và có thể làm giảm các triệu chứng tê chân.
  • Tập thể dục đúng cách: Những bài tập thể dục như yoga, aerobic, Pilates có thể thúc đẩy lưu thông máu và đồng thời giảm viêm, đau, giảm tê chân.
  • Tắm muối Epsom: giúp tăng lưu lượng máu đồng thời lưu thông máu tốt hơn để giảm tê chân người bệnh 
  • Ngủ đủ giấc. Những người bị tê chân có thể do thiếu ngủ cho nên cần ngủ đủ giấc.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên ăn uống đầy đủ những dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu nhằm tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm như: vitamin nhóm B, Glucosamin , vitamin C, … Đặc biệt, bổ sung vitamin C và protein giúp sản sinh collagen tăng cường sự đàn hồi da, sự vững chắc của thành mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Điều trị nguyên nhân bệnh lý

Đối với tình trạng tê tay chân do bệnh lý, người bệnh cần phải điều trị triệt để nguyên nhân gây ra vấn đề. Chẳng hạn như

  • Với bệnh nhân bị tiểu đường: Người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết bằng cách dùng thuốc, duy trì chế độ ăn uống khoa học và tập luyện hàng ngày. 
  • Bị thiếu vitamin: nên bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể
  • Nhiễm độc: điều trị nhiễm độc
  • Rối loạn chuyển hóa lipid máu: kiểm soát lipid máu ngưỡng an toàn
  • Điều trị các bệnh lý thoái hóa cột sống, viêm khớp

Trên đây là bài viết về tê bì chân tay, hi vọng qua bài viết này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn và bệnh đồng thời đưa ra cách điều trị phù hợp nhất. Chúc các bạn sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
bat-mi-bai-thuoc-chua-viem-mui-di-ung-tai-nha-hieu-qua Bật mí bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả Viêm mũi dị ứng là tình trạng bệnh thường gặp khi cơ thể bị mẫn cảm với cơ chế bệnh. Và xảy ra những phản ứng quá mức hoặc bất thường khi tiếp xúc... giai-cuu-lan-da-bi-chay-nang-bang-8-cach-don-gian-hieu-qua Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi... hay-mac-tieu-la-benh-gi-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-nhu-the-nao Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những... thuoc-ke-don 30 Danh mục thuốc kê đơn mà Dược sĩ cần nắm vững Để hiểu rõ thuốc kê đơn và những lưu ý khi sử dụng thuốc kê đơn, mời bạn đọc theo dõi ngay dưới đây. qua-phuc-bon-tu-la-gi-cong-dung-va-cach-che-bien-loai-qua-nay Quả phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này Phúc bồn tử còn được gọi với cái tên phổ biến hơn là quả mâm xôi. Đây là loại quả khá ngon miệng đồng thời còn mang lại rất nhiều giá trị với sức... qua-bo-hon-la-gi-tac-dung-cua-qua-bo-hon-tot-nhu-the-nao Quả bồ hòn là gì? Tác dụng của quả bồ hòn tốt như thế nào? Quả bồ hòn thường được dùng với mục đích tẩy rửa tự nhiên rất an toàn và hiệu quả. Bạn có thể dùng để rửa tay, chén bát, giặt quần áo... Đây là một...
Xem thêm >>



0899 955 990