Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của rau mầm với sức khỏe trong cuộc sống

Cập nhật: 20/05/2019 17:34 | Người đăng: Lường Toán

Tác dụng của rau mầm là gì? Chắc hẳn không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết. Tuy không phải là một loại thần dược nào cả nhưng rau mầm lại cực kỳ tốt cho sức khỏe. Để tìm hiểu kỹ hơn, các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Tác dụng của rau mầm đối với sức khỏe

Rau mầm là một loại rau non có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Theo một vài nghiên cứu, dinh dưỡng rau mầm cao gấp 5 lần so với những loại rau thông thường khác. Loại rau này không chỉ được chế biến thành món ăn ngon, được nhiều phụ nữ tin tưởng trong chăm sóc sức khỏe gia đình. Thực tế, rau mầm có chứa nhiều loại Vitamin cần thiết cho cơ thể như Vitamin A,B,C,E,K và Canxi. Ngoài ra những chất xơ, protein, khoáng chất, axit amin trong rau này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp làn da tươi trẻ và đồng thời chống lại bệnh tật.

Tham khảo thêm:

Điểm qua những tác dụng của rau mầm với sức khỏe mà bạn không ngờ tới.

Rau mầm giúp tăng tuần hoàn máu

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, thường xuyên ăn rau mầm sẽ giúp tăng tuần hóa máu cho cơ thể. Quá trình tuần hoàn máu rất quan trọng, giúp lưu thông máu đến tim, não và các cơ quan khác để cơ thể hoạt động khỏe mạnh hơn. Từ đó năng suất làm việc của cơ thể và sự phát triển các tế bào cũng tăng nhanh chóng.

Rau mầm giúp kích thích mọc tóc

Một trong những tác dụng của rau mầm đậu nành được nhiều người nhắc đến đó chính là kích thích giúp mọc tóc dày hơn, dài nhanh hơn. Bởi trong rau mầm có chứa một nguồn vitamin C dồi dào có tác dụng phá hủy các tế bào tự do, kích thích mọc tóc nhiều hơn và đồng thời ngăn rụng tóc hiệu quả.

Hiện nay với tính chất công việc khiến không ít người bị stress, đây chính là căn nguyên khiến chị em bị rụng tóc không hồi kết. Do vậy việc sử dụng mầm đậu nành cải thiện mọc tóc, giúp người bệnh lấy lại tự tin trong cuộc sống.

Rau mầm giúp làm đẹp da

Trong các tác dụng của rau mầm thì làm đẹp da chính là lý do để chị em sử dụng nhiều thực phẩm này hơn cả. Trong rau mầm có chứa một hàm lượng lớn Vitamin C và Vitamin E, là hai khoáng chất góp phần tốt trong việc chăm sóc da hiệu quả. Cụ thể Vitamin C, E giúp thúc đẩy sản sinh Collagen, làm tăng độ đàn hồi của da, tiêu diệt các tế bào chết giúp da trẻ trung hơn, ngăn ngừa quá trình lão hóa và bệnh ung thư da.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại rau mầm nào những tốt nhất là rau mầm đậu nành, rau mầm cải trắng, cải đỏ…Ngoài việc ăn sống thì loại rau này còn được chế biến thành các món ăn đa dạng khác như xào, nấu, các món sa lát, bánh…Các bạn nên thay đổi cách dùng để tăng hiệu quả hấp thu các bữa ăn…

Rau mầm tốt cho hệ tiêu hóa

Bổ sung lượng rau mầm đầy đủ cho cơ thể chính là bạn đang cung cấp một lượng chất xơ cao khiến cho hoạt động của nhu động ruột và dạ dày hoạt động tốt hơn. Đồng thời việc tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Bạn có thể bổ sung rau mầm trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách ăn sống hoặc nấu chín đều tốt cả. Sử dụng duy trì một thời gian sẽ khiến hệ tiêu hóa của bạn luôn khỏe mạnh và tác dụng tốt cho việc giảm cân mà vẫn đẹp da.

Rau mầm giúp xương chắc khỏe

Rau mầm cải đỏ có tác dụng tốt cho xương

Không phải ai cũng biết, rau mầm có chứa nhiều chất kẽm, sắt, canxi. Bổ sung rau mầm lượng vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp cơ thể nhận được một lượng khoáng chất cần thiết.

Trong đó, sắt có vai trò vận chuyển oxy của máu đến các cơ quan khác giúp xương chắc khỏe , dẻo dai và ngăn ngừa các triệu chứng loãng xương. Công hiệu này được tìm thấy nhiều trong tác dụng của rau mầm cải đỏ.

Rau mầm giúp phòng chống chất phóng xạ vào cơ thể

Ngoài cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, rau mầm còn bổ sung chất antioxidants giúp cơ thể tránh khỏi những hóa chất phóng xạ độc hại ngoài môi trường. Do vậy, mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 50g rau mầm là đã có được một cơ thể khỏe mạnh rồi.

Rau mầm giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Một vài chứng minh cho thấy, rau mầm có chứa chất oxy hóa Sulphoraphane – đây là một chất có tác dụng làm giảm lượng insulin trong cơ thể và đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường giai đoạn 2.

Thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi ngày người bị bệnh tiểu đường tiêu thụ 10g rau mầm mỗi ngày trong vòng 4 tuần sẽ giúp làm giảm lượng insulin đáng kể.

Rau mầm giúp tăng cường sức khỏe

Tác dụng của rau mầm không thể không kể đến đó là đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể, đồng thời cải thiện lượng protein. Một số loại rau mầm tốt đó là rau mầm từ các hạt đỗ, ngũ cốc hoặc rau xanh…

Nhất là những người có thể trạng mệt mỏi thì cung cấp lượng rau mầm cần thiết sẽ giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Rau mầm giúp cân bằng lượng hoocmon

Phụ nữ là đối tượng mà các bác sĩ khuyên dùng rau mầm nhiều hơn cả. Bởi phụ nữ rất hay gặp phải tình trạng mất cân bằng hoocmon nhất là giai đoạn sinh nở và giai đoạn hành kinh. Việc sử dụng rau mầm thường xuyên không chỉ giúp điều chỉnh lượng hooc môn trong cơ thể cân bằng mà còn ngăn ngừa chứng rụng tóc ở nữ giới.

Bên cạnh đó rau mầm còn được coi là “thần dược” phòng the với năm giới. Nhất là mầm đậu nành có tác dụng cải thiện chứng bệnh yếu sinh lý, rối loạn cương dương…

Rau mầm giúp cơ tăng trưởng cơ thể

Mầm đậu nành tốt cho cơ thể

Trong tác dụng của rau mầm đá có chứa nhiều loại men, giúp kích thích cơ thể phát triển, nhất là đối với trẻ em. Rau mầm có tác dụng phát triển trí não, đồng thời tăng sức đề kháng và chống lại một số căn nguyên của bệnh cảm cúm.

Ngoài những tác dụng của rau mầm kể trên thì người bệnh cần lưu ý một số loại rau mầm có thể khiến cơ thể bị ngộ độc như rau mầm khoai tây, rau mầm cây sẵn, rau mầm các loại dưa…Bởi những loại mầm này có chứa một lượng lớn glucozid, sẽ sản sinh ra lượng axit cyanhydric rất dễ khiến cơ thể nhiễm độc khi ăn phải.

Trên đây là những thông tin về tác dụng của rau mầm và những lưu ý khi sử dụng. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong cuộc sống về chăm sóc sức khỏe. Nếu có thắc mắc nào, hãy để lại câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990