Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của hẹ trong việc nâng cao sức khỏe

Cập nhật: 13/02/2020 08:42 | Người đăng: Lường Toán

Cây hẹ được biết đến là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng được dùng nhiều trong các món ăn hàng ngày để tăng hương vị, bên cạnh đó thì đây còn được xem là vị thuốc quý đặc biệt tốt cho trẻ em và nam giới. Vậy tác dụng của hẹ như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có những kiến thức bổ ích khi sử dụng lá hẹ.

Theo Đông Y, rau hẹ có tính nhiệt, vị cay…có tác dụng hành khí, ôn trung, giải độc và tán ứ được dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị ngứa, đau tức ngực. Ngoài ra đây còn được xem là phương thuốc giúp cố tinh, tráng dương, người bị tiểu tiện nhiều lần, dị tinh, mộng tinh.

Lá hẹ có tác dụng gì?

Trong Y Học hiện đại, rau hẹ chứa nhiều Vitamin nhóm B và các khoáng chất như riboflavin, đồng, thiamin, pyridoxin, niacin, mandan, canxi, sắt …Các khoáng chất này có chức năng hỗ trợ các bộ phận hoạt động tốt. Ngoài ra hẹ còn chứa nhiều Vitamin K có khả năng làm tăng mật độ xương, giúp chắc khỏe xương…

Do vậy lá hẹ được tìm thấy trong nhiều bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ chức năng sinh lý của nam giới, đồng thời rất tốt cho trẻ em.

Bài viết tham khảo:

Tác dụng của rau hẹ như thế nào?

Tác dụng của lá hẹ đối với trẻ nhỏ:

  • Trị các chứng ho ở trẻ em:

Cách làm như sau: Cần chuẩn bị một số nguyên liệu 15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực, 20 hạt chanh đem giã nát rồi hấp cách thủy chín với 10ml nước và chút đường khoảng 10 phút. Hoặc có thể dùng 15g lá hẹ với 10 lá dâu non giã nát rồi hấp cách thủy cho chín. Lấy hỗn hợp nước cho trẻ uống mỗi ngày 3 lần đến khi giảm hẳn các triệu chứng ho

  • Trẻ bị ra mồ hôi trộm, bị giun kim:

Bố mẹ cần thực hiện theo cách sau: chuẩn bị 30g lá hẹ rồi xay nhuyễn với nước. Lấy nước cốt cho trẻ uống hoặc ăn rau hẹ hàng ngày.

  • Trẻ em bị đái dầm

Dùng 25g rễ hẹ xay nhuyễn lấy nước. Sau đó cho vào nồi cháo đang sôi thêm ít đường. Nên cho trẻ ăn nóng và liên tục trong vài ngày.

Đây là một trong những tác dụng của lá hẹ với trẻ nhỏ được nhiều người thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Cần phải duy trì dùng cho đến khi trẻ chấm dứt dấu hiệu đái dầm.

  • Giảm đau khi trẻ sơ sinh mọc răng

Rất ít người biết đến tác dụng của lá hẹ với trẻ sơ sinh khi mọc răng. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ không ngừng quấy khóc vì vùng lợi bị sưng đau. Mẹ hãy chuẩn bị 25g lá hẹ tươi, xay nhuyễn với nước đun sôi để nguội. Sau đó chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm vào nước lá hạ và chấm nhẹ lên vùng lợi trẻ bị sưng đau mỗi ngày vài lần. Với cách làm này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu vì làm giảm bớt các cơn đau do mọc răng.

  • Rơ lưỡi khi trẻ sơ sinh bị tưa miệng

Trẻ sơ sinh bị tưa miệng ( nấm ) là trường hợp không hiếm gặp. Một trong những cách giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này đó chính là dùng lá hẹ.

Phương pháp thực hiện: Lấy 10 lá hẹ giã nát rồi lọc lấy nước cốt. Trước hoặc sau khi trẻ bú mẹ xong khoảng 30 phút thì mẹ rửa sạch tay, đeo gạc chấm nước lá hẹ rơ vùng nướu, và lưỡi của trẻ. Mỗi ngày thực hiện 2,3 lần cho đến khi các nốt nấm biến mất.

Tác dụng của rau hẹ với nam giới

Cây hẹ được dùng trong nhiều món ăn hàng ngày

Theo một vài nghiên cứu cho thấy, rau hẹ là một trong số những loại thực phẩm giúp tăng cường sinh lực phái mạnh, được nam giới tin dùng ở những trường hợp sau đây:

  • Rau hẹ giúp tăng khả năng sinh dục ở nam giới:

Cách thực hiện: chuẩn bị bài thuốc 200g lá hẹ, 300g ngưu tất, 1000g con tằm đực khô, 300 sơn thù, 500g ba kích, 200g kỳ tử, 400g thục địa, 600g dâm dương hoắc và 400g đường kính trắng đem ngâm trong 20 lít rượu. Sau khoảng 1 tháng thì người bệnh dùng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần một chén tầm 10 – 15ml

  • Trị chứng thận hư, thận yếu, đau lưng, mỏi gối, liệt dương.

Với những người bệnh trên thì không thể bỏ qua tác dụng của cây hẹ với nam giới. Trong đó người thực hiện hiện bài thuốc như sau:

Cần chuẩn bị 250g lá hẹ, nhân hồ đào 60g kết hợp dùng dầu vừng xào chín. Bài thuốc này phải được sử dụng trong vòng 1 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Rau hẹ trị chứng di mộng tinh, thận hư:

Cách thực hiện: Dùng hạt hẹ ngâm giấm, rang khô rồi tán bột. Sau đó trộn với mật thành hạt to như đậu xanh. Mỗi ngày dùng 5g hỗn hợp trên với rượu vào lúc đói.

Tác dụng của rau hẹ khác:

  • Công dụng của cây hẹ với bệnh nhân bị đau nhức răng:

Người bệnh cần chuẩn bị một nắm cây hẹ bao gồm cả rễ đem rửa sạch rồi xay nhuyễn. Đặt cả nước và cái vào vị trí đau răng cho đến khi khỏi.

  • Lá hẹ giúp nhuận tràng và chữa táo bón:

Dùng hạt hẹ rang vàng rồi giã nhỏ. Mỗi lần hòa 5g với nước sôi uống 3 lần mỗi ngày, duy trì đều đặn trong vòng 10 ngày.

  • Rau hẹ làm giảm các triệu chứng ợ chua

Ngoài công dụng kể trên thì lá hẹ còn được dùng để điều trị các chứng ợ chua với cách làm như sau:

Đun sôi và uống nóng 60ml nước cốt lá hẹ với 15ml nước gừng tươi và 250ml sữa bò.

Trên đây là một số tác dụng của hẹ được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Nếu như bạn xuất hiện những triệu chứng bệnh kể trên thì hãy sử dụng bài thuốc này điều trị hiệu quả nhé. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ ban tư vấn trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch để được giải đáp.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990