Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của cây tơ hồng vàng và cây tơ hồng xanh chữa bệnh gì?

Cập nhật: 12/07/2019 09:50 | Người đăng: Lường Toán

Cây tơ hồng không còn quá xa lạ với người dân Việt Nam. Chúng thường sống ký sinh trên những bụi cây nhưng không phải ai cũng biết cây tơ hồng có tác dụng gì? Nếu bạn cũng đang có chung những thắc mắc này thì hãy tham khảo ngày bài viết dưới đây nhé.

Cây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình. Do vậy ngoài công dụng thanh nhiệt, giải độc thì chúng còn được biết đến với công dụng làm thuốc. Trong Đông Y, cây tơ hồng được dùng để bổ thận, ích tinh, dưỡng can minh mục, tráng dương, chỉ tả…

Cây tơ hồng có tác dụng gì?

Có hai loại cây tơ hồng là cây tơ hồng vàng và cây tơ hồng xanh. Mỗi loại cây có những công dụng khác nhau. Người ta thường hái cây vào mùa thu rồi phơi khô. Hạt cây tơ hồng thường dùng để điều trị chứng dị tinh, liệt dương, yếu mỏi, hoa mắt chóng mặt, sức khỏe giảm sút và động thai. Ngoài ra với tính bình thì cây tơ hồng còn được dùng để trị mụn nhọt và da mặt bị sạm.

Tham khảo thêm:

Cây tơ hồng có tác dụng gì?

Như đã nói ở trên, cây tơ hồng có hai loại là cây tơ hồng xanh và cây tơ hồng vàng. Mỗi cây có tác dụng khác nhau. Do vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu tác dụng của từng loại cây tơ hồng nhé.

Tác dụng cây tơ hồng vàng

Cây tơ hồng vàng có vị ngọt đắng, tính bình và không độc nên thường được dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng hoặc sát trùng. Ngoài ra, cây còn được dùng để chữa nục huyết và thổ huyết., băng huyết, tiện huyết, rôm sảy, ung nhọt.

Cụ thể, cây tơ hồng chữa bệnh gì? Một số bài thuốc có sử dụng cây tơ hồng như sau:

  • Cây tơ hồng chữa đau lưng, mỏi gối

Trong đông y, cây tơ hồng được sử dụng kết hợp với các bài thuốc để chữa đau lưng mỏi gối như sau: lấy 15 - 20g cây tơ hồng. Sau khi sắc nước xong thì pha thêm chút đường đỏ hoặc rượu trắng rồi chia ra uống hàng ngày. 

  • Cây tơ hồng chữa hen suyễn

Dùng khoảng 30g dây tơ hồng vàng với 20g lá táo chua rồi sắc nước uống hàng ngày

  • Cây tơ hồng vàng chữa tiểu tiện không thông

Lấy khoảng 20 cây tơ hồng, 1 cây hẹ ( có cả rễ). Sau khi sắc thuốc xong thì lấy khăn thấm nước thuốc rồi đắp lên vùng bụng ở xung quanh rốn.

  • Cây tơ hồng chữa đái đục

Dùng 20 - 30g cây tơ hồng, 20g mạch môn để chữa đái đục có nước tiểu màu đỏ đục do thận yếu, tinh ít, miệng khô, huyết ráo, phiền nhiệt, đầu choáng váng.

  • Cây tơ hồng chữa kiết lỵ

Dùng 30 - 40g cây tơ hồng vàng rồi kết hợp vài lát gừng để sắc nước uống hàng ngày.

  • Cây tơ hồng chữa bạch điến

Dùng cây tơ hồng vàng ngâm rượu 25%. Sau đó người bệnh lấy bông thấm thuốc vào vị trí có bệnh mỗi ngày khoảng 2,3 lần để đạt được hiệu quả.

Tác dụng cây tơ hồng xanh

Cây tơ hồng xanh khác cây tơ hồng vàng là nó có chất diệp lục nhưng vẫn sống ký sinh trên những loài cây khác. Thường thì nó cắm giác mút vào lớp vỏ của cây để hút chất dinh dưỡng. Cây tơ hồng xanh thường không có lá hoặc lá đã tiêu thành vảy nhỏ. Để chế biến thành thuốc, người ta thường sử dụng toàn cây để dùng tươi hoặc phơi khô sắc nước uống.

Cây tơ hồng xanh có tác dụng gì?

Cây tơ hồng xanh cũng có vị ngọt đắng, tính hàn và thường được dùng để thanh nhiệt, lương huyết, lợi thấp và giải độc cực hiệu quả. Bên cạnh đó, cây tơ hồng xanh còn được dùng để chữa chảy máu mũi, tiểu tiện ra máu, lở loét.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây tơ hồng xanh:

  • Cây tơ hồng xanh dùng để chữa sỏi bàng quang, viêm thận

Người bệnh hãy lấy khoảng 30 - 60g kết hợp với 20g mộc thông rồi sắc nước uống

  • Cây tơ hồng xanh chữa cam tích

Dùng khoảng 60g cây tơ hồng xanh đổ ngập nước rồi sắc thuốc uống. Khi còn nửa bát thì chắt lấy phần nước uống trong ngày. Với những trẻ nhỏ bị cam tích do thiếu chất, can nhiệt, tinh thần mệt mỏi, lòng bàn tay và chân nóng.

  • Cây tơ hồng xanh dùng để chữa kiết lị

Dùng khoảng 30g cây tơ hồng xanh để sắc nước uống

  • Cây tơ hồng thường dùng để chữa vàng da cho trẻ nhỏ

Dùng khoảng 15 - 30g cây tơ hồng xanh nấu với đậu phụ để ăn hàng ngày.

  • Cây tơ hồng xanh dùng để chữa tiểu tiện lẫn máu, tiểu tiện nhỏ giọt

Dùng 15 - 30g cây tơ hồng xanh rồi sắc nước uống. Sau khi sắc thuốc xong thì cho thêm chút đường đỏ để uống trong ngày.

  • Cây tơ hồng xanh dùng để chữa bỏng

Với tính bình, nhiều người chọn cây tơ hồng xanh để chữa bỏng rất hiệu quả. Các bạn hãy áp dụng theo bài thuốc. Dùng cây tơ hồng xanh phơi khô rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó hãy trộn với vừng rồi bôi vào vết thương bỏng.

  • Cây tơ hồng dùng để chữa mụn nhọt, ghẻ, chàm

Lấy dây tơ hồng xanh rồi nấu thành nước rửa những vết bị thương do mụn nhọt, chàm hoặc ghẻ

Những thông tin vừa được các thầy cô Trường Cao Đẳng Dược HCM chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn tìm hiểu về cây tơ hồng và những tác dụng chữa bệnh của nó. Hi vọng qua bài viết này nó sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích trong việc sử dụng nguyên liệu này làm thuốc.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990