Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dịch truyền Glucose 5 có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 05/07/2019 10:37 | Người đăng: Lường Toán

Khi cơ thể có những dấu hiệu chán ăn, sốt cao, cơ thể mệt mỏi thì nhiều người nghĩ ngay đến dịch truyền glucose 5 với mong muốn phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên nếu tự ý truyền dịch có thể gây nhiều biến chứng khó lường như phù tim, phổi, thậm chí có thể là mất mạng do người bệnh bị sốc phản vệ. Tác dụng của dịch truyền glucose 5 là gì?

Tác dụng của dịch truyền glucose 5

Glucose có tác dụng trong việc cung cấp thêm dung dịch có nồng độ đường khác nhau cho cơ thể khi bạn cần phải bổ sung nước. Bạn có dùng glucose để tiêm những loại thuốc khác. Loại thuốc này được dùng như một loại dung dịch vô trùng tiêm truyền tĩnh mạch. 

Tác dụng của dịch truyền glucose 5

Tham khảo thêm:

Cụ thể tác dụng của dịch truyền glucose 5:

  • Cung cấp nước và năng lượng cho cơ thể
  • Giải độc trong trường hợp khẩn cấp, ngộ độc do Cyanide, thuốc ngủ, carbon dioxide, viêm gan hoặc xơ gan, sốc và trụy tim mạch.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể trong trường hợp cơ thể mất nước, mất máu do nôn mửa hoặc tiêu chảy.
  • Là chất dẫn đề truyền thuốc vào cơ thể, thường được sử dụng trong và sau khi phẫu thuật
  • Dùng để phòng ngừa và điều trị chứng nhiễm Ceton huyết với các trường hợp bị suy dinh dưỡng
  • Được dùng để làm giảm chứng glucose huyết.

Hiện nay có khoảng 20 loại dịch truyền cho cơ thể và được chia làm 3 nhóm cơ bản chính:

  • Nhóm cung cấp nước và các chất điện giải bao gồm dung dịch natri clorua 0.9%,bicarbonate natri 1.4%, lactate ringer...được dùng cho những trường hợp bệnh nhân bị mất nước và mất máu khi bị tiêu chảy, bỏng, ói mửa hay ngộ độc…
  • Nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bao gồm dung dịch truyền glucose 5 %, 10%, 20%,30%, đồng thời còn dung dịch chứa các loại Vitamin, chất béo, đạm. Nhóm này còn được gọi là dịch truyền đạm cho cơ thể suy nhược, suy dinh dưỡng, người vừa phẫu thuật, không thể ăn được bằng đường miệng hoặc không tiêu hóa được thức ăn…
  • Nhóm đặc biệt bao gồm huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, gelofusine, haes-steril và dung dịch cao phân tử...được dùng trong các trường hợp bệnh nhân cần được bù nhanh các chất albumin hay lượng dịch giúp tuần hoàn trong cơ thể.

Từng nhóm dung dịch truyền sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Trong đó dịch truyền tĩnh mạch glucose 5 phù hợp với những người suy dinh dưỡng, ăn uống kém.

Trước khi tiến hành truyền đường thì cần phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu của các bác sĩ. 

Việc bù đường chỉ nên sử dụng khi hàm lượng đường trong máu thấp hơn mức cho phép. Với nhiều loại dịch truyền glucose kể trên thì tùy vào mức độ thiếu các bác sĩ sẽ tiến hành bù đường phù hợp. Trong khi truyền dịch cần phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ với sự tiến triển của bệnh.

Những tác dụng phụ khi dùng dịch truyền glucose 5

Hầu hết tất cả những loại thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ khác nhau. Tuy nhiên nhiều người không mắc hoặc mắc phải những tác dụng phụ không đáng kể. Nếu bạn thấy những tác dụng phụ khiến bạn cảm thấy khó chịu thì báo ngay với các bác sĩ khi thấy các dấu hiệu:

  • Vị trí tiêm bị sưng hoặc đau, đỏ
  • Tiểu nhiều

Một số dấu hiệu tác dụng phụ cần gọi ngay sự hỗ trợ chăm sóc y tế:

  • Lú lẫn
  • Một số phản ứng dị ứng nặng như nổi mề đay, phát ban, khó thở, sưng miệng, tức ngực, môi, mắt và lưỡi)
  • Bệnh nhân bị sưng bàn chân hoặc bàn tay
  • cơ thể suy nhược
  • Co giật hoặc bị co giật cơ

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ khi truyền dịch glucose. Mà không phải ai cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ khác không được đề cập đến ở trên. Trường hợp gặp phải những dấu hiệu bất thường cần giải đáp hãy liên hệ ngay với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Những lưu ý khi dùng dịch truyền glucose 5 %

Không tự ý truyền dịch glucose 5

Bất kỳ một loại thuốc nào cũng có thể tương tác với một số nguyên liệu khác. Đối với dịch truyền glucose 5 %, bận cần thận trọng khi dùng. Cần báo với các bác sĩ trong trường hợp:

  • Bạn bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc hay thảo dược nào hoặc glucose nào.
  • Trường hợp bạn đang dùng thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược não
  • Nếu bạn đang có dự định mang thai, đang mang thai hoặc cho con bú.

Tương tác với thuốc:

Một số loại thuốc tương tác với dịch truyền glucose 5 có thể làm thay đổi khả năng của thuốc và gia tăng các tác dụng phụ. Nên báo cho các bác sĩ về những tương tác của thuốc bao gồm thực phẩm chức năng, thuốc kê toa hoặc không kê toa. Không nên tự ý thay đổi liều dùng, tự ý ngưng sử dụng hoặc tự ý dùng khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.

Một số đồ ăn và thức uống có thể tương tác với glucose:

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng ượu, bia, thuốc lá hoặc thức ăn khi dùng thuốc

Về tình trạng sức khỏe, bạn cần báo cho các bác sĩ nếu như đang ở trong những trường hợp sau:

  • Bạn đang mắc phải tình trạng lẫn lộn, gặp vấn đề về trí nhớ hoặc xuất huyết ở cột sống hay trong đầu
  • Bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường và có mức galactose trong máu tăng cao

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn có được kiến thức bổ ích về dịch truyền glucose 5 được thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược HCM chia sẻ. Theo đó các bạn cần phải tuân thủ theo hưỡng dẫn của các bác sĩ tránh tự ý dùng, gây nên những tác dụng phụ nghiêm trọng. Chúc các bạn sức khỏe tốt!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990