Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng qua bài viết dưới đây để hiểu rõ về tính chất cùng mục đích sử dụng chúng trên thị trường.
Khái niệm thuốc và thực phẩm chức năng
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng có hình thức giống nhau khiến nhiều người nhầm lẫn trong việc sử dụng. Dưới đây là thông tin định nghĩa thuốc và thực phẩm chức năng.
Thuốc là gì?
Theo Luật Dược 2016 có thể hiểu thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người. Bao gồm: thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.
Thực phẩm chức năng là gì?
Theo khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học”.
Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng
Việc phân biệt rõ thuốc và thực phẩm chức năng sẽ giúp người dùng sử dụng đúng cách, điều trị được đúng bệnh và tránh được tác dụng phụ không mong muốn.
Các bạn tham khảo các yếu tố dưới đây để nắm rõ sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng:
Yếu tố/Tiêu chí |
Thuốc |
Thực phẩm chức năng |
Các loại |
Các sản phẩm thuốc bao gồm thuốc dược liệu, thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm |
Tùy theo công thức, thành phần và đối tượng sử dụng, thực phẩm chức năng có thể chia thành các nhóm sau: - Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất. - Thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ. - Thực phẩm chức năng bổ sung men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường tiêu hóa - Thực phẩm loại bỏ một số thành phần. - Thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. - Thực phẩm chức năng tăng/giảm cân. |
Tác dụng |
Phòng ngừa, điều trị bệnh, được chỉ định để tái lập, điều chỉnh hoặc chỉnh sửa các chức năng sinh lý của cơ thể. |
Hỗ trợ phục hồi chức năng, tăng cường và duy trì các chức năng của một số bộ phận trong cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tật. |
Thành phần |
- Chứa các chất hoạt động có thành phần hóa học tổng hợp hoặc chất phức tạp hơn. - Các thành phần trong thuốc thường được lựa chọn và tinh chế để đạt được hiệu quả điều trị cụ thể. |
- Chứa các thành phần như vitamin, khoáng chất, axit amin, chất chống oxy hóa, enzyme, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác. - Chúng có thể có thành phần tương tự như các thực phẩm thông thường nhưng được tăng cường và tập trung hơn. |
Nguồn gốc và nguyên liệu |
Thuốc có dược liệu tự nhiên kết hợp với hóa dược.
|
Thực phẩm chức năng chủ yếu chứa chiết xuất từ các dược liệu tự nhiên, phần lớn theo các bài thuốc y học cổ truyền. |
Thông tin trên nhãn mác |
Trên nhãn mác, bao bì sản phẩm ghi rõ thuốc cùng các thông tin chỉ định, liều lượng, chống chỉ định rõ ràng. |
Bao bì sản phẩm thực phẩm chức năng sẽ ghi thực phẩm chức năng/thực phẩm bổ sung/thực phẩm bảo vệ sức khỏe/thực phẩm dinh dưỡng sinh học/thực phẩm dành cho chế độ ăn kiêng đặc biệt, kèm theo là thông tin về công dụng hỗ trợ chức năng bộ phận nào. |
Đối tượng sử dụng |
Thuốc dùng cho người có bệnh, người bình thường không nên tự tiện dùng, có thể gây hại cho sức khỏe. |
Thực phẩm chức năng có thể dùng cho tất cả mọi đối tượng, kể cả người khỏe mạnh hay người chưa có bệnh. |
Điều kiện sử dụng |
Thuốc phải được kê đơn bởi bác sĩ, người có chuyên môn y dược học, đơn phải có mục đích chữa bệnh rõ ràng. |
Thực phẩm chức năng có thể tự do uống, không cần kê đơn tuy nhiên người dùng phải cân nhắc chọn sản phẩm an toàn, chất lượng. |
Cách sử dụng |
Thuốc có liều dùng nhất định, mức hạn chế và được cảnh báo nguy cơ sức khỏe. |
Thực phẩm chức năng thì có thể dùng thường xuyên, lâu dài nhưng hầu hết sản phẩm cũng chỉ dùng đủ mức, không nên dùng nhiều. |
Điều kiện phân phối |
Thuốc chỉ bán tại nhà thuốc, bệnh viên, có sự kiểm soát. |
Thực phẩm chức năng có thể bán tại nhiều nơi, kể cả siêu thị, cửa hàng hoặc bán online |
Điều kiện lưu hành |
Thuốc trước khi được đưa ra thị trường cần trải qua các thửu nghiệm nghiêm ngặt và bắt buộc được Cục Quản lý Dược cấp phép. |
Thực phẩm chức năng cần được Cục An toàn thực phẩm kiêm tra bảng thành phần nguyên liệu, hàm lượng dinh dưỡng cũng như các chỉ định, hướng dẫn trên nhãn, hộp. |
Giá trị |
Thuốc khi đăng ký chỉ có giá trị độc quyền tối đa trong 10 năm. Khi gần hết hạn, thuốc sẽ được thử nghiệm lâm sàng để đánh giá tác dụng, hiệu quả. |
Thực phẩm chức năng khi lưu hành được vô hạn giá trị độc quyền về thời gian và cũng không có thử nghiệm lâm sàng sau 10 năm sử dụng. |
Thuốc và thực phẩm chức năng là 2 sản phẩm khác nhau về tác dụng cũng như quy trình sản xuất, cần phân biệt rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
Thuốc sẽ được sử dụng để điều trị trực tiếp căn bệnh mà người bệnh đang gặp phải còn thực phẩm chức năng sẽ chỉ là sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. Thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Những lưu ý khi dùng thuốc và thực phẩm chức năng
Khi sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng cần phải được tư vấn và hướng dẫn kỹ càng, ngăn ngừa tình trạng tương tác có hại giữa thuốc và thực phẩm chức năng trong quá trình điều trị bệnh. Cụ thể như sau:
Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc
- Hiểu rõ về cách sử dụng thuốc như: uống với nước, đặt dưới lưỡi, nhai trước khi nuốt, hít vào, đưa vào trực tràng hoặc bôi ngoài...
- Đọc kỹ nhãn thuốc và chú ý đến các chi tiết bao gồm liều lượng, lịch dùng thuốc, hiệu quả, chống chỉ định và tác dụng phụ.
- Trừ khi có sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên dùng cùng lúc nhiều loại thuốc.
- Trong trường hợp xảy ra phản ứng có hại, như phát ban, đau đầu và đau bụng, hãy ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Kiểm tra hạn sử dụng của thuốc và loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng.
- Các loại thuốc nói chung cần được cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát, nhưng một số loại thuốc, như các sản phẩm insulin và thuốc kháng sinh dạng lỏng, cần được giữ trong tủ lạnh theo quy định trên nhãn.
- Hầu hết các loại thuốc uống như viên nén nên được nuốt toàn bộ với nước. Không được bẻ nhỏ hoặc nghiền viên thuốc trước khi dùng trừ khi có chỉ dẫn của bác sĩ hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe như dược sĩ.
Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng
- Không cần dùng thực phẩm chức năng khi cơ thể đang khỏe mạnh.
- Nên đi khám sức khỏe và nhờ bác sĩ gợi ý những thực phẩm chức năng phù hợp.
- Không dùng nhiều thực phẩm chức năng cùng lúc.
- Không dùng liều cao hơn so với khuyến cáo.
- Nên lưu ý đến quy cách đóng gói.
- Không sử dụng thực phẩm thức năng trong thời gian quá dài.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng cùng các vấn đề liên quan được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp lại. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn đọc nắm rõ thông tin từ đó dễ dàng phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng, tránh được được những hậu quả nghiệm trọng. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về ngành Y dược hãy thường xuyên ghé chuyên mục này nhé!