Dược liệu được sử dụng để chữa bệnh phổ biến ở các nước phương Đông, trong đó có cả Việt Nam. Vậy dược liệu là gì. Vai trò và lưu ý khi sử dụng dược liệu, chúng ta cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Dược liệu là gì?
Dược liệu là các nguyên liệu dùng để làm thuốc, có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật và có thể là khoáng vật được quy định theo Luật Dược số 105/2016/QH13. Những loại dược liệu này cần đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình làm thuốc. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có đến 80% dân số trên toàn cầu sử dụng nguồn thuốc chủ yếu từ tự nhiên.
Dược liệu tiếng Anh là Medicine. Dược liệu học tiếng Anh là Pharmacognosy, là bộ môn nghiên cứu các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật hoặc các nguồn tự nhiên khác.
Theo Hiệp hội Dược phẩm Hoa Kỳ định nghĩa, Dược liệu học là bộ môn “nghiên cứu về tính chất vật lý, hóa học, sinh hóa và sinh học của thuốc, tìm ra các dược chất để ứng dụng trong điều trị.
Dược phẩm được bào chế từ các loại dược liệu được chia thành 3 nhóm chính, bao gồm thuốc trong y học cổ truyền, thuốc trong y học hiện đại và thực phẩm chức năng. Theo đó, thuốc trong y học cổ truyền được báo chế theo thang, hoàn,… thuốc trong y học hiện đại được bào chế thành viên nén, thuốc tiêm,…
Theo thống kê của Viện Dược liệu, dược liệu Việt Nam hiện có trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật, 75 loại khoáng vật được sử dụng làm thuốc. Một số loại dược liệu quý có thể kể đến như sâm Ngọc Linh, Tam thất Hoang, Bách hợp,….
Vai trò của dược liệu trong lĩnh vực Y tế
Dược liệu là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngành Y, đặc biệt là nền Y học cổ truyền – nền y học vận dụng các loại thuốc từ thiên nhiên.
Tuy đã có các loại thuốc tổng hợp từ hóa dược trong nền Y học hiện đại,. Song thực tế vẫn cho thấy thuốc thiên nhiên an toàn hơn và có tác dụng điều trị cho một số loại bệnh nan y mà thuốc tổng hợp không thể điều trị như ung thư và một vài bệnh mãn tính khác.
Nhiều hoạt chất quan trọng như quinin, morphin, emetin… không thể tạo ra từ các chất hóa học mà phải chiết xuất từ dược liệu. Kết hợp dược liệu với hóa dược cũng khiến cho hiệu quả của thuốc tăng lên rất nhiều.
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, có 4 mùa rõ rệt là điều kiện cho nhiều loại cây thuốc phát triển. Hiện có trên 1000 cây thuốc đã được phát hiện. Ngoài ra, với đường bờ biển dài 3.200 km, nguồn hải sản quý dùng làm thuốc cũng rất phong phú và đa dạng.
Từ xưa, ông cha ta đã sử dụng dược liệu để chữa bệnh, nền tảng của Y học Việt Nam là dựa trên y học cổ truyền. Vì vậy, dược liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực y tế nước nhà.
Hiện có khoảng 30% tổng giá trị thuốc chữa bệnh do cây dược liệu cung cấp được khai thác từ trong tự nhiên và được trồng trọt.
Sau khi khảo sát các cây thuốc về nhiều phương diện khác nhau, chúng ta thấy rằng ngay trong phạm vi riêng biệt của ngành dược, các phương thức sử dụng cũng rất phong phú.
Ngoài việc sử dụng cổ truyền dùng nguyên dạng hay ở dạng bào chế, càng ngày các cây cỏ càng được sử dụng nhiều để chiết suất các chất có tác dụng sinh lý hoặc có thể chuyển thành thuốc.
Ngày nay, chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc điều trị bằng hoá học nhưng đồng thời chúng ta vẫn phải công nhận rằng việc điều trị bằng cây cỏ theo nghĩa rộng có giá trị gần bằng hoá trị liệu ngay ở những nước được coi là tiên tiến nhất.
Việc điều trị bệnh bằng phương pháp kết hợp đông, tây dưỡng đang được áp dụng ở hầu hết các châu lục, đặc biệt ở các nước Châu Á có hiệu quả rất cao.
>>> Bạn có thể sẽ cần tới 6 cách học môn Dược liệu nhanh thuộc sinh viên có thể áp dụng
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu
Bên cạnh các dược liệu được sử dụng rộng rãi với nhiều nghiên cứu cho thấy mức độ lành tính cao, cũng có những dược liệu chưa được nghiên cứu kỹ. Người dân sử dụng theo kinh nghiệm tại địa phương thì hoàn toàn có thể có độc tố và từ đó gây nên những tác dụng nguy hiểm đến người dùng. Khi muốn sử dụng dược liệu làm thuốc, bước đầu tiên cần làm là thu hái cần tuân theo nguyên tắc “3 đúng”:
- Đúng thuốc dược liệu (đúng tên, đúng loài): Để tránh nhầm lẫn khi không thống nhất được tên gọi do sự khác nhau của vùng miền, thì bạn cần lưu ý rằng tên chính thức của dược liệu sẽ căn cứ vào tên khoa học của dược liệu.
- Đúng bộ phận dùng: Vì không phải bộ phận nào cũng được sử dụng làm thuốc, và mỗi bộ phận trong cùng một cây, một con vật cũng sẽ có tác dụng và mục đích sử dụng khác nhau.
- Tiếp đó, công đoạn sơ chế, chế biến cũng rất quan trọng để đảm bảo dược liệu vừa được loại bỏ đi độc tố, vừa không bị mất đi hoạt chất có tác dụng và có thể bảo quản lâu.
Người dùng khi mua dược liệu về sử dụng cần tìm hiểu những cơ sở uy tín và học cách phân biệt, đánh giá để tránh mua phải sản phẩm giả, kém chất lượng. Ngoài ra, bạn cũng không nên tự ý sử dụng dược liệu tùy tiện mà cần phải được chẩn đoán đúng bệnh.
Ngoài ra, để tìm hiểu rõ hơn về dược liệu các bạn nên đăng ký học Cao đẳng Dược của các trường Đại Học, Cao Đẳng hiện nay.
Với môn Dược liệu sẽ được chia làm 4 lĩnh vực chính:
- Nghiên cứu và tạo nguồn nguyên liệu thuốc.
- Chiết xuất dược liệu.
- Nghiên cứu thuốc mới từ nguồn gốc dược liệu.
- Kiểm nghiệm và tiêu chuẩn hóa dược liệu.
Cũng theo đó thì sinh viên khi theo học môn Dược liệu này tại Cao đẳng Dược HCM sẽ biết cách đánh giá được chất lượng của nguyên liệu sản xuất, cách sử dụng như thế nào, những nguyên liệu này có thể tìm được ở trên cạn hay dưới biển.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã hiểu rõ dược liệu là gì và vai trò quan trọng của chúng trong điều trị, phòng ngừa bệnh.