Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sỏi mật là gì? Chữa sỏi mật có được không?

Cập nhật: 03/05/2022 10:35 | Người đăng: Lường Toán

Sỏi mật là một trong những bệnh rất thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trung niên, những người béo phí và có nồng độ Cholesterol cao. Hiện nay một số phương pháp Tây Y không có khả năng giải quyết triệt để được những nguyên nhân gây sỏi, người bệnh rất dễ bị tái phát. Vậy sỏi mật có chữa được không? Cách chữa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua thông tin bài viết dưới đây nhé.

Sỏi mật là gì? Vì sao bạn bị sỏi mật?

Túi mật có dạng hình quả lê nằm bên dưới bộ phận gan, là nơi dự trữ mật do gan bài tiết ra. Trong bữa ăn, túi mật co bóp để thải mật qua đường mật vào ruột non nhằm giúp tiêu hóa thức ăn. Với những người ăn quá nhiều chất béo sẽ không được thải hết, còn lắng đọng trong mật nên sẽ hình thành nên sỏi mật.

Bệnh nhân bị sỏi mật giai đoạn đầu rất khó phát hiện

Sỏi mật giai đoạn đầu rất khó phát hiện, chỉ khi khám sức khỏe định kỳ bằng siêu âm ổ bụng thì mới nhìn thấy sỏi mật nằm trong túi mật. Khi xuất hiện những triệu chứng như cơn đau dữ dội, sốt, chướng bụng đầy hơi, chán ăn, vàng da…thì lúc này bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Xem thêm:

Sỏi mật có hai loại:

  • Sỏi Cholesterol: là loại sỏi có màu vàng – xanh, trong đó có ít nhất 60% Cholesterol nhưng thường phát hiện ở những người Tây Âu, Mỹ. Họ là những bệnh nhân ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo, thức ăn nhanh…
  • Sỏi mật sắc tố: Sỏi thường có màu đen hoặc màu nâu do nồng độ sắc tố mật cao. Theo nghiên cứu có đến 90% bệnh nhân là người Châu Á.

Sỏi mật thường do 4 nguyên nhân gây nên

Người dư thừa cholesterol, giảm vận động đường mật, quá nhiều Bilirubin ( đây là sản phẩm phân hủy của các tế bào máu hồng cầu) và nguyên nhân cuối cùng là do nhiễm khuẩn và các ký sinh trùng – đây là nguyên nhân phổ biến gây sỏi mật ở những nước đang phát triển như nước ta hiện nay.

Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng thuốc Tây điều trị hoặc phẫu thuật lấy sỏi. Nhưng các phương pháp này chỉ thực sự có hiệu quả với những loại sỏi nhất định và vẫn có nguy cơ tái sỏi sau khi phẫu thuật thành công. Đây là một trong những lý do, người bệnh tìm đến cách chữa sỏi mật bằng phương pháp dân gian.

Tổng hợp các phương pháp dân gian chữa sỏi mật hiệu quả

Khi nền y học chưa phát triển thì dân gian đã truyền tai nhau bài thuốc điều trị sỏi mật bằng một số loại quả thiên nhiên. Những phương pháp này không chỉ hiệu quả từ thời xa xưa mà ngày nay nó được những bệnh nhân bị sỏi mật điều trị rất hiệu quả.

Cách chữa sỏi mật bằng quả dứa

Dứa có tính bình, vị chua ngọt đồng thời có tác dụng giải khát và rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng ít ai biết rằng dứa trong dân gian còn được sử dụng để chữa sỏi mật

  • Cách 1: Qủa dứa nướng với phèn chua

Cách làm: quả dứa gọt vỏ, khoét mắt. Sau đó khoét một lỗ to khoảng 3cm, cho một ít phèn chua vào và cắt phần trên của quả dứa để làm nắp đậy. Sau đó nướng quả dứa lên bằng lò nướng cho đến khi chín vàng thơm. Có thể vắt để uống nước dứa hoặc ăn trực tiếp dứa hàng ngày vào buổi sáng có tác dụng tán sỏi mật và bàng quang mềm ra để đào thải.

Theo dân gian, dứa chữa sỏi mật rất tốt

  • Cách 2: Uống nước dứa nước với trứng gà

Dứa sau khi được gọt sạch vỏ cho vào lò nướng chín rồi ép lấy nước nóng. Sau đó hòa trứng gà sống, đánh nhuyễn. Uống hỗn hợp ngày 2 lần liên tục trong vòng 1 tuần để thấy hiệu quả.

  • Cách 3: Ninh dứa với phèn chua

Quả dứa gọt vỏ, khoét một lỗ rồi đổ vào 0,3g phèn chua. Sau đó cho quả dứa trên vào nồi nước ninh 3 tiếng là có thể dùng được. Nên ăn và uống cả nước dứa trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.

Bài thuốc trị sỏi mật bằng dứa được truyền miệng nên độ chính xác không cao. Nếu người bệnh bị sỏi mật giai đoạn đầu thì có thể sử dụng để theo dõi quá trình tiến triển bệnh. Nhưng trong trường hợp đã có biến chứng nghiêm trọng thì cần phải đến thăm khám và điều trị tại các bác sĩ chuyên khoa.

Chữa sỏi mật bằng quả sung

Theo dân gian, sung có vị ngọt, có tác dụng nhuận tràng, ích vị. Dưới đây là 2 cách sử dụng điều trị sỏi mật bằng sung

  • Cách 1: Sung tươi cắt miếng nhỏ xao khô.

Mỗi ngày đun 4 bát nước với 250g sung trên linh còn 1 bát nước, mỗi ngày uống 1 lần trong vòng 7 ngày.

Phương pháp này áp dụng với những người sỏi mật nhỏ uống đều đặn trong vòng 2 – 3 tháng. Nên theo dõi tình trạng sỏi để thấy được sự tiến triển bệnh tốt hơn.

Chữa sỏi mật bằng sung có thực chất hiệu quả

  • Cách 2: Kết hợp bài thuốc dân gian:

50g sung khô, 8gr cam thảo, nhân trần 10gr, 10 gram màng, 10gr thổ phục linh, 10 gram hoa actisô, 20 gram đảng sâm, 10 gram lá vọng các, 12 gram nghệ vàng, 8gram diệp hạ châu, 12 gram bạch truất, mề gà 10gr, 8gram râu ngô.

Những vị thuốc trên được linh cùng 5 bát nước cho đến khi con khoảng 2 bát nước thì chắt ra. Mỗi hỗn hợp dùng được 3 lần, những lần sau ninh chắt được 1 bát nước uống, chia đều uống trong ngày.

Với cách dùng sung chữa sỏi mật trên, bạn nên sử dụng đều đặn và duy trì, kết hợp theo dõi bằng siêu âm để thấy được kết quả.

Cách chữa sỏi mật bằng đu đủ xanh

Đu đủ xanh cùng là một trong những thực phẩm được dân gian tuyên truyền chữa sỏi mật. Cùng xem cách chữa như thế nào và nó có thực sự hiệu quả không nhé.

Cách dùng: Chọn những quả đu đủ còn non, cắt bỏ phần đuôi, lấy hết hạt ra. Vẫn giữ nguyên vỏ đu đủ, rồi bỏ muối vào trong, ninh cách thủy cho đến khi mềm. Sau đó để nguội và ăn hết cả vỏ lẫn ruột. Mỗi ngày ăn một quả nhỏ và ăn liên tục trong vòng 1 tuần

Theo nghiên cứu cho thấy, đu đủ xanh có chứa hoạt chất Papain rất tốt cho tiêu hóa, Nó hoạt động giống như các enzym giúp tiêu hóa protein, tốt cho những người bị viêm.

Cách chữa sỏi mật bằng dầu ô liu:

Theo tuyên truyền thì phương pháp này rất dễ thực hiện. Người bệnh nhịn ăn 12 tiếng, sau đó mỗi lần uống 4 muỗng dầu ô liu và 1 muỗng nước cốt chanh, uống đủ 8 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút.

Dầu ô liu có tác dụng rất tốt chữa sỏi mật

Có rất nhiều người sử dụng điều trị sỏi mật cho thấy những tác dụng được thấy ngay tức thì, bằng chứng là sỏi mật màu xanh, vàng theo phân đi ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên theo nghiên cứu, dầu ô liu có tác dụng nhuận tràng và khiến cho túi mật được co bóp, nhưng thực chất các chất màu xanh, vàng đó là hỗn hợp được tạo nên từ muối mật, nước chanh và dầu chứ không phải sỏi mật. Do vậy cách chữa sỏi mật bằng dầu oliu thực sự cần phải được xem xét.

Những lưu ý khi sử dụng phương pháp dân gian chữa sỏi mật

  • Các bài thuốc trên chưa có nghiên cứu chính xác theo khoa học mà mới chỉ được nghe tương truyền. Do vậy trước khi người bệnh sử dụng, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa
  • Những thực phẩm trên đều có tính mát, do vậy cần sử dụng có liều lượng tránh tác dụng phụ: tiêu chảy, cồn ruột..
  • Không nên sử dụng những loại thực phẩm dập nát tránh ngộ độc thực phẩm

Trên đây là những thông tin cần thiết về cách chữa sỏi mật mà thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược HCM chia sẻ. Hi vọng các bạn sẽ có những thông tin cực hữu ích trong cuộc sống của mình.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990