Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sau sinh bị táo bón do nguyên nhân nào? Nên ăn gì để giảm thiểu tình trạng này?

Cập nhật: 30/08/2019 09:10 | Người đăng: Lường Toán

Táo bón là hiện tượng đi ngoài phân cứng, gây đau và khó chịu cho người bệnh. Với những bà mẹ sau sinh bị táo bón còn gây khó chịu rất nhiều. Nó không chỉ gây đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi mà còn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ nếu không được điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân mẹ sau sinh bị táo bón?

Thời gian sau sinh khiến các mẹ thay đổi chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt rất rất. Cụ thể các mẹ cần có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, hạn chế vận động đi lại do phải kiêng cữ nhiều. Chính những tác động vừa kể trên khiến cho hoạt động của ruột tiêu hóa thức ăn cũng kém đi, khiến cho phân di chuyển và lưu lại ruột bị tái hấp thu nước nhiều nước gây nên hiện tượng khô cứng và táo bón.

Tình trạng mẹ sau sinh bị táo bón rất khó chịu

Tham khảo thêm:

Chế độ dinh dưỡng cũng là nguyên nhân khiến nhiều mẹ sau sinh bị táo bón. Nếu như mẹ được bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng từ những món ăn như chân giò hầm, tôm, cá...mà quên việc bổ sung rau củ quả cũng khiến cho nhiều mẹ gặp phải hiện tượng táo bón. 

Thời gian sau sinh, mẹ phải cho con bú nhiều. Điều đó vô tình làm cho cơ thể mẹ bị mất đi một lượng nước. Nếu mẹ không bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể thì cũng khiến cho nhiều trường hợp bị táo bón.

Nhiều trường hợp khi sinh phải rạch tầng sinh môn để quá trình sinh diễn ra thuận lợi. Do vậy mà nhiều bà mẹ không dám đi đại tiện vì sơ đau hoặc sợ bục vết chỉ khâu. Chính nguyên nhân nhịn đi đại tiện cũng dẫn đến tình trạng táo bón mà nhiều chị em gặp phải. 

Mẹ sau sinh bị táo bón phải làm sao?

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Đa số những trường hợp bị táo bón đều có thể được can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Với phụ nữ sau sinh bị táo bón thì càng cần phải có một chế độ dinh dưỡng vừa đảm bảo đủ chất cho cơ thể mà vừa giúp mẹ giải thoát tình trạng này. Vậy sau sinh bị táo bón nên ăn gì? Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng dưới đây nhé.

  • Bổ sung chất xơ cho cơ thể

Phụ nữ sau sinh việc bổ sung những loại thực phẩm giúp lợi sữa rất có ích cho cơ thể. Tuy nhiên các mẹ nhớ phải kết hợp với những loại rau, củ, quả tươi vào thực đơn hàng ngày để làm giảm thiểu tình trạng táo bón sau sinh nhé.

Sau sinh bị táo bón phải làm sao?

Một số nghiên cứu cho thấy, chất xơ có vai trò kích thích sự phát triển của những loại vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, những loại vi khuẩn này giúp kích thích nhu động ruột tiết acid lactic để kéo nước trong ruột giúp làm mềm phân. Mỗi người lớn cần khoảng 25 - 30g chất xơ mỗi ngày, do vậy các mẹ nên bổ sung những loại rau xanh, trái cây khô, ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, pectin kích thích làm tăng nhu động ruột và làm giảm cảm giác mót rặn.

  • Sữa chua

Sữa chua là một trong những thực phẩm giúp các mẹ sau sinh bị táo bón hạn chế được tình trạng này. Trong sữa chua có chứa probiotic giúp kích thích hệ tiêu hóa, ngoài ra các mẹ cũng có thể bổ sung một số loại quả có tính nhuận tràng tốt như chuối chín, táo, lê, cam, bưởi…

  • Chia nhỏ bữa ăn

Nếu tình trạng táo bón sau sinh khiến các mẹ cảm thấy khó chịu thì nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày và kết hợp với những loại thức ăn lỏng, đồng thời không nên ăn những thực phẩm rắn, khó tiêu.

  • Uống nhiều nước

Nước là thành phần không thể thiếu giúp làm giảm tình trạng táo bón. Mẹ bầu nên uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để vừa giúp tiêu hóa thức ăn tốt và vừa giảm được tình trạng táo bón nhé. Ngoài nước thì bạn có thể bổ sung thêm nước rau, củ, quả, nước ép trái cây. Để kích thích nhu động ruột, mỗi buổi sáng sau khi thức dậy bạn nên uống ngay một cốc nước ấm. Nước sẽ được hấp thụ ở ruột non và ruột già đảm bảo cho quá trình hấp thu dinh dưỡng và làm mềm phân sau khi tiêu hóa. 

Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày

Với những bà mẹ sau sinh thường được khuyến cáo nghỉ ngơi nhiều nhưng nếu trong trường hợp không cần thiết mà cảm thấy cơ thể khỏe mạnh thì mẹ không nên kiêng khem quá nhiều. Me có thể đi lại trong nhà hoặc ngoài sân nhẹ nhàng chứ không nên nằm lâu một chỗ. Việc tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp mẹ nâng cao sức khỏe mà còn giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Lúc này lưu lượng máu sẽ lưu thông dễ dàng, làm tăng các cơn co thắt của thành ruột và giúp cho việc di chuyển các chất trong ruột dễ dàng hơn nhiều.

  • Thay đổi thói quen đi vệ sinh mỗi ngày

Đi vệ sinh đúng giờ hàng ngày giúp các mẹ giảm được tình trạng táo bón sau sinh, quan trọng nhất là mẹ không nên nhịn đại tiện. Việc làm này sẽ khiến tăng áp lực lên trực tràng và làm mất đi cảm giác mót rặn. Bên cạnh đó thói quen ngồi trong nhà vệ sinh lâu cũng gây áp lực lên các tĩnh mạch và là nguyên nhân gây táo bón và trĩ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho mẹ sau sinh bị táo bón

 

  • Giữ tâm lý thoải mái, thư giãn

Việc căng thẳng quá mức khiến cho tình trạng táo bón gia tăng. Sau khi sinh, mẹ thường gặp khá nhiều áp lực nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Do vậy, mẹ cần biết cách giữ cho mình một tâm lý thoải mái, tránh stress bằng việc nghe nhạc, nghỉ ngơi, đi bộ…

Mẹ sau sinh có nên dùng thuốc chữa táo bón không?

Đối với phụ nữ sau sinh thì việc sử dụng thuốc luôn là vấn đề cần hạn chế hàng đầu. Nhất là những phụ nữ cho con bú sữa mẹ. Bởi việc dùng thuốc trong giai đoạn này nó sẽ bài tiết qua sữa. Khi em bé bú sữa thì vô tình hấp thu luôn cả thuốc gây nên những ảnh hưởng không tốt đến đường ruột và sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên với những trường hợp mẹ sau sinh bị táo bón nặng mà sử dụng những phương pháp trên không đem lại hiệu quả thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn hợp lý nhất về việc dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ.

Bên cạnh đó, ban tư vấn tuyển sinh Cao Đẳng Y Dược HCM còn có một lời khuyên dành cho những mẹ bị táo bón sau sinh không nên sử dụng phương pháp thụt tháo để chữa bệnh táo bón. Việc làm này sẽ tác động đến hậu môn, vô tình gây nên những tổn thương và đau đớn. 

Trên đây là những thông tin về mẹ sau sinh bị táo bón. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm hữu ích trong việc điều trị bệnh. Các bài viết về sức khỏe sẽ tiếp tục được cập nhật ở chuyên mục tiếp theo. Chị em nhớ theo dõi nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990