Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Xuất huyết đáy mắt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Cập nhật: 27/08/2019 10:43 | Người đăng: Lường Toán

Xuất huyết đáy mắt là một trong những biến chứng nghiêm trọng của các bệnh lý đáy mắt gây ảnh hưởng xấu đến chức năng thị lực của mắt như mắt mờ, đau và đỏ mắt. Tình trạng này diễn biến nặng hơn khi tỉ lệ thuận với xuất huyết. Việc tìm hiểu về tình trạng xuất huyết đáy mắt rất quan trọng để người bệnh biết cách chữa trị và phòng ngừa.

Xuất huyết đáy mắt là gì?

Xuất huyết đáy mắt là một trong những bệnh đáy mắt rất nghiêm trọng. Thông thường bệnh không có biểu hiện gì nên người bệnh rất dễ xem nhẹ. Nhưng nếu bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến mù lòa.

Xuất huyết đáy mắt rất nguy hiểm

Tham khảo thêm:

Đáy mắt là một thuật ngữ trong Y khoa, nhằm để phân vùng chính xác vị trí 2 cấu trúc có liên hệ mật thiết với nhau trong nhãn cầu là võng mạc và dịch kính. 

  • Dịch kính : được biết là khối dịch đặc có màu trong suốt và chiếm phần lớn không gian bên trong của mắt
  • Võng mạc: Là một lớp thần kinh cảm thụ ánh sáng lót mặt trong nhãn cầu, nó có vai trò tiếp nhận và để truyền dẫn các tín hiệu quang học đến bộ não.

Các bệnh lý đáy mắt thường gặp như: Bệnh võng mạc đái tháo đường, võng mạc cao huyết áp, màng trước võng mạc, lỗ hoàng điểm vàng,  thoái hóa hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, tắc tĩnh mạch võng mạc, bong võng mạc,...Tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh lý trên ngày càng gia tăng và nó trở thành nguyên nhân gây giảm mà mất thị lực dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Những bệnh này có thể làm suy giảm chất lượng của cuộc sống khiến họ gặp nhiều khó khăn tạo thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân xuất huyết đáy mắt như thế nào?

Xuất huyết đáy mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau, những chủ yếu là do các bệnh lý về mạch máu của võng mạc như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, cận thị nặng, chấn thương mắt, bệnh Eales, Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già…

Việc xác định nguyên nhân với đối tượng người bệnh bị xuất huyết đáy mắt gặp không ít khó khăn. Trong trường hợp không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh thì nó rất khó khăn trong quá trình điều trị.

Vậy xuất huyết đáy mắt có nguy hiểm không? Xuất huyết đáy mắt là con đường ngắn dẫn đến mù lòa. Khi bệnh nhân bị xuất huyết đáy mắt thì khả năng phục hồi chức năng tiếp nhận ánh sáng là rất thấp. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đó là do đáy mắt là một tổ chức thần kinh nên việc điều trị hiện nay có rất nhiều hạn chế.

Triệu chứng của bệnh xuất huyết đáy mắt

Một số triệu chứng nhận biết bệnh nhân bị xuất huyết đáy mắt như:

  • Tầm nhìn bị hạn chế, bóp méo
  • Một số người bệnh có cảm giác đau đầu
  • Mắt nhìn mờ, đỏ, đau nhức mỏi, ruồi bay cảm thấy có mạng nhện hoặc nhìn thấy một màu đỏ trong tầm nhìn
  • Người bệnh có thể nhìn thấy bóng tối hoặc sương mù, ánh sáng lóe lên nhanh chóng trong tầm nhìn ngoại vi
  • Nặng nhất là bệnh nhân bị đột ngột mù

Những triệu chứng bệnh lý đáy mắt này thường rất nhỏ, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nên bệnh nhân rất hay bỏ qua. Nó chỉ được phát hiện khi thông qua hệ thống trang thiết bị khám chuyên biệt đồng bộ. Việc phát hiện sớm những triệu chứng bệnh xuất huyết đáy mắt là cơ hội giúp ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, tránh được những tổn thương về thị lực và giác mạc.

Người bị cận thị nặng là đối tượng dễ bị xuất huyết đáy mắt

Đối tượng có nguy cơ xuất huyết đáy mắt:

  • Người bị cận thị nặng: Tình trạng cận thị có thể xảy ra ở học sinh và dân văn phòng. Khi diễn biến nặng hơn nó có thể gây xuất huyết đáy mắt.
  • Những người bị bệnh tiểu đường: Tình trạng bệnh nhân tiểu đường có sự gia tăng trong những năm gần đây. Với những đối tượng này sẽ có hiện tượng tắc nghẽn vi mạch máu và rò rỉ mạch máu. Chúng sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy hồng cầu gây nên tình trạng thiếu máu võng mạc, tổn thương võng mạc.
  • Với người bệnh tăng huyết áp: Đối tượng này rất dễ bị tổn thương mạch máu nhỏ ở võng mạc, là nguyên nhân gây chảy máu trong mắt, phù gai thị gây ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.
  • Với bệnh nhân bị tắc tĩnh mạch võng mạc có thể gây vỡ mạch máu, dẫn đến tình trạng xuất huyết võng mạc
  • Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng bị xuất huyết đáy mắt nhất là những trẻ sinh non xuất hiện các mạch máu bất thường phát triển và lan rộng trong võng mạc, mô lót phía sau mắt. Những machj máu bất thường này rất dễ vỡ và gây nên hiện tượng rò rỉ được gọi là xuất huyết đáy mắt ở trẻ sơ sinh 

Các biện pháp điều trị xuất huyết đáy mắt

Khi phát hiện được những dấu hiệu bất thường tại mắt, có biểu hiện nghi ngờ những bệnh lý xuất huyết đáy mắt thì người bệnh cần phải đến ngay các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa mắt để được các bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, mức độ tổn thương, vị trí xuất huyết đáy mắt và đưa ra phương hướng điều trị thích hợp.

Xuất huyết đáy mắt nên uống thuốc bổ mắt

Biện pháp chẩn đoán bệnh xuất huyết đáy mắt

Thầy cô trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho biết, có rất nhiều biện pháp giúp chẩn đoán bệnh xuất huyết đáy mắt, cụ thể như sau:

  • Soi đáy mắt: Đây là biện pháp được sử dụng chủ yếu nhất nhằm xác định chính xác vị trí xuất huyết, nguyên nhân.
  • Chụp mạch huỳnh quang: Để chụp mạch huỳnh quang thì cần phải sử dụng thược nhuộm huỳnh quang tiêm vào máu của bệnh nhân trước đó để các bác sĩ có thể kiểm tra và nhìn rõ các mạch máu trong đáy mắt.
  • Kiểm tra mắt: kiểm tra chức năng của thị lực mắt như: Tình trạng nhìn rõ của bệnh nhân, tầm nhìn có ruồi bay không?

Biện pháp điều trị xuất huyết đáy mắt

Dựa vào các biện pháp chẩn đoán ở trên xác định vị trí xuất huyết, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng những cách sau đây:

  • Xác định nguyên nhân xuất huyết võng mạc có điều tiên quyết có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa triệu chứng xuất huyết có thể tái phát
  • Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các kỹ thuật mới như laser, vi phẫu mạch máu hoặc thuốc tiêm nội nhãn để điều trị xuất huyết đáy mắt.
  • Tăng cường bổ sung Vitamin A,B,C và E để làm tăng tính bền vững thành mạch đồng thời chữa lành các mạch máu tổn thương. Ngoài ra có thể tăng cường thêm các axit béo và Omega 3 từ dầu cá và dầu hạt lanh.
  • Điều trị và kiểm soát tốt những bệnh lý mạch máu võng mạc như bệnh đái tháo đường, cao huyết áp để phòng các biến chứng xuất huyết đáy mắt gây nên. 

Những thông tin về bệnh lý xuất huyết đáy mắt vừa được chia sẻ trên đây hi vọng giúp các bạn có kiến thức hữu ích để chăm sóc mắt. Nếu bạn chưa biết cách phòng ngừa bệnh lý này, hãy theo dõi bài viết trong chuyên mục tiếp theo nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990