Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rối loạn tuyến yên: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 09/04/2021 00:44 | Người đăng: Lường Toán

Suy giảm chức năng tình dục, chậm tăng trưởng, mất cân bằng nước và trao đổi chất trong cơ thể...là những hậu quả xảy ra với những bệnh nhân bị rối loạn tuyến yên. Những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tuyến yên sẽ được cập nhật ngay dưới đây để các bạn kịp thời theo dõi nhé.

Rối loạn tuyến yên là gì?

Rối loạn tuyến yên là hậu quả của việc suy giảm các hoạt động của tuyến yên, dẫn đến một hay nhiều Hormon của tuyến yên không được hoạt động đầy đủ và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tuyến yên.

Rối loạn tuyến yên có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, chóng mặt

Như chúng ta đã biết, tuyến yên là một tuyến nội tiết, có vai trò quan trọng trong những hoạt động của tất cả các tuyến khác như sinh dục, tuyến giáp và tuyến thượng thận...Do vậy rối loạn tuyến yên có thể làm mất cân bằng nước - điện giải, ảnh hưởng đến trao đổi chất, chức năng tình dục và việc điều chỉnh huyết áp trong cơ thể.

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân gây rối loạn tuyến yên là gì?

Theo như thông tin ở trên, rối loạn tuyến yên là hậu quả của suy tuyến yên. Do vậy nguyên nhân rối loạn tuyến yên cũng chính là những nguyên nhân gây suy tuyến yên. Theo các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, tình trạng trên do những nguyên nhân sau đây:

  • Bị nghẽn mạch trong xoang, viêm động mạch thái dương, phình động mạch cảnh hoặc do xuất huyết não do chấn thương sọ não...Những tác động này có thể ảnh hưởng đến tuyến yên gây suy giảm Hormon của tuyến nội tiết này.
  • Một vài bệnh lý nhiễm khuẩn như giang mai, lao, viêm não - viêm màng não do vi khuẩn sinh mủ...cũng là những nguyên nhân gây suy tuyến yên.
  • Người từng phẫu thuật tuyến yên có thể gây biến chứng rối loạn tuyến yên
  • Những khối u ở sọ hầu, tế bào thần kinh đệm hoặc màng não  cũng khiến bạn bị rối loạn tuyến yên
  • Những phẫu thuật xạ trị tại các cơ quan khác đi qua tuyến yên như xạ trị cổ, đầu, mặt hoặc điều trị những bệnh như ung thư vòm họng, u tuyến yên...có thể gây nên những rối loạn tuyến yên.

Những yếu tố có khả năng tăng nguy cơ rối loạn tuyến yên

Tình trạng rối loạn tuyến yên có thể càng tăng lên khi nằm trong những trường hợp dưới đây:

  • Người có tiền sử mất máu sản khoa
  • Người từng bị chấn thương vùng nền sọ
  • Những chấn thương hay bị chảy máu vùng tuyến yên
  • Người có xuất hiện những khối u tuyến yên hoặc sau khi phẫu thuật lấy khối u tuyến yên
  • Người thực hiện xạ trị vùng đồi tuyến yên
  • Bệnh nhân bị úng não hoặc nhiễm trùng não
  • Người bị dị dạng bẩm sinh hay bị đột quỵ

Trên đây không phải toàn bộ những nguyên nhân gây rối loạn tuyến yên. Việc xác định nguyên nhân gây bệnh cần phải có sự can thiệp Y Khoa. Do vậy để xác định chính xác nguyên nhân rối loạn tuyến yên người bệnh cần phải đi khám, để có hướng điều trị kịp thời.

Những dấu hiệu rối loạn tuyến yên

Theo chia sẻ của các bác sĩ Y khoa, những triệu chứng rối loạn tuyến yên trên mỗi người thường không giống nhau. Đó là do mức độ thiếu hụt hormone trên từng người. Có những trường hợp bệnh không để lại bất kỳ triệu chứng nào, cho đến khi phát hiện ra thì tình trạng đã quá nặng. Một số trường hợp khác thì dấu hiệu bệnh rối loạn tuyến yên xuất hiện đột ngột.

Rối loạn tuyến yên cần đi khám bác sĩ

Những dấu hiệu rối loạn tuyến yên thường gặp như:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tăng cân đột ngột
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • ...

Rối loạn tuyến yên có thể gây nên suy giảm chức năng tình dục. Do vậy khi thấy những biến đổi về chu kỳ kinh nguyệt, âm đạo khô và đau khi quan hệ tình dục thì người bệnh cũng cần lưu ý. Những biểu hiện của bệnh trên nam giới có thể là ảnh hưởng đến chức năng cương dương, cơ thể yếu, chóng mặt, đau dạ dày và vùng eo…

Ngay khi thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên, người bệnh cần phải được thăm khám và điều trị kịp thời. Hãy trao đổi với các bác sĩ những dấu hiệu như đau nhức đầu, rối loạn thị giác, tụt huyết áp... Cụ thể nên thăm khám sức khỏe tổng quát để được phát hiện và điều trị bệnh sớm

Điều trị rối loạn tuyến yên bằng phương pháp nào?

Rối loạn tuyến yên có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do vậy nếu được điều trị sớm, kịp thời sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm thiểu những nguy cơ mắc các bệnh tâm thần, tim mạch và các bệnh lý về cơ, xương khớp.

Điều trị rối loạn tuyến yên phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên sẽ theo một trong hai phương pháp sau đây:

Phẫu thuật tuyến yên

Phẫu thuật được áp dụng với những bệnh nhân rối loạn tuyến yên khi có sự phát triển bất thường tại các mô gần não và tuyến yên.

Liệu pháp thay thế Hormon tuyến yên

Liệu pháp này được chỉ định dùng trong trường hợp tuyến yên không sản xuất đủ Hormon. Với những bệnh nhân rối loạn tuyến yên có thể phải dùng thuốc suốt đời để phòng ngừa các triệu chứng có thể bị tái phát.

Những Hormon thay thế đó là: điều trị suy giáp với Hormon giáp, điều trị suy thượng thận với Hydrocortisone hoặc Prednisolon, điều trị suy giảm sinh dục do tuyến yên với các Hormon Testosterone với nam và Estrogen với nữ.

Những thông tin trên đây nhằm cung cấp kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị rối loạn tuyến yên. Hi vọng các bạn đã có những lời khuyên hữu ích khi mắc phải tình trạng bệnh này. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990