Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rau răm có tác dụng gì? Những đối tượng nào không nên ăn rau răm?

Cập nhật: 27/06/2019 17:13 | Người đăng: Lường Toán

Rau răm có mùi thơm đặc trưng và thường được dùng làm gia vị trong các món ăn như trứng vịt lộn, hải sản...Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến công dụng của nó trong việc chữa bệnh. Ngay sau đây hãy cùng tìm hiểu rau răm có tác dụng gì trong bài viết này nhé.

Trong rau răm có chứa loại tinh dầu màu vàng nhạt và các tinh chất như deanal ( 28% ), decanol 11%, dodecanol 44%, và sesquiterpene 15%.Trong Đông y, rau răm có tính sát trùng, tiêu hóa và tiêu thực cao nhờ nó có vị ấm, cay nồng. 

Rau răm có tác dụng gì?

Tham khảo:

Rau răm có tác dụng gì?

Rau răm ngoài làm gia vị cho các món ăn thì nó còn được coi như một loại dược liệu dùng để chữa bệnh. Với nhiều đặc tính của rau răm kể trên thì loại dược liệu này giúp làm ấm bụng, tán hàn, tiêu thực. Ngoài ra rau răm còn giúp mạnh gân cốt, sáng mắt và ích trí.

Không chỉ vậy nó còn được dùng nhiều trong việc chữa đầy hơi, đau bụng, khát nước, nôn mửa. Loại rau này thường được dùng trong những món ăn như cháo trai, hến, trứng vịt lộn, thịt gà, bò giúp ấm tì vị.

Rau răm có tác dụng chữa rắn cắn

Nếu bạn không biết “uống rau răm có tác dụng gì” thì thông tin dưới đây sẽ rất hữu ích với bạn. Theo dân gian, rau răm được nhiều người sử dụng trong việc chữa vết rắn cắn. 

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn hãy lấy một nắm rau răm giã nát sau khi được rửa sạch. Sau đó hãy vắt lấy nước cốt, nước cốt dùng để uống trực tiếp còn bã thì đắp nên vết cắn. Trước khi áp dụng phương pháp này, người bệnh nên cố định phần thân trên bị rắn cắn và nên làm càng sớm càng có kết quả tốt hơn.

Rau răm chữa đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh

Với tính ấm, công dụng tì vị thì rau răm được dùng nhiều trong việc chữa đau bụng tiêu chảy do bị cảm lạnh. Để phát huy được hiệu quả tốt nhất, bạn hãy thực hiện cách làm sau đây:

Sắc nước uống gồm những nguyên liệu sau: 16g rau răm, 12g bạch truật, 16g rau kinh giới, 10g quế, 12g khương lương, 4g gừng nướng. Bạn nên dùng theo tỉ lệ, đun với 2 bát nước rồi đun cho đến khi còn khoảng 1 bát thì chắt uống ngày 2 lần.

Rau răm trị ghẻ lở hắc lào

Cây rau răm có tác dụng gì? Chắc hẳn không ít người xa lạ trong việc dùng rau răm chữa ghẻ lở, hắc lào qua bài thuốc dưới đây: Ngâm cả cây rau răm với rượu trắng. Để khoảng 2 ngày thì lấy rượu đó bôi lên vết thương hoặc giã nát rau răm ngâm rượu trên đắp lên vết thương rồi băng lại.

Rau răm chữa say nắng hiệu quả

Khi dùng rau răm chữa say nắng thì bạn cần phải thực hiện theo bài thuốc dưới đây nhé: 30g rau răm, 16g rễ đinh lăng, 20g sâm bố chính tẩm nước gừng, 10g mạch môn. Những loại nguyên liệu trên đem phơi khô hoặc sao vàng rồi sắc cùng với 600ml nước. Đến khi còn khoảng 200ml nước thì dùng 2 lần trong ngày.

Rau răm dùng để trị mụn nhọt

Rau răm mang lại làn da đẹp mịn màng

Mụn nhọt là tình trạng rất dễ gặp trên da mặt. Do vậy nếu muốn nhanh kết thúc nó thì bạn chỉ cần thực hiện theo bài thuốc sau đây: giã nát rau răm với một chút muối rồi đắp bã lên những nốt mụn nhọt và dùng băng cố định. Mỗi ngày nên thay một lần thì với tính cay nồng của rau răm giúp tiêu độc chống viêm hiệu quả.

Rau răm giúp trị nước ăn chân

Ngoài những công dụng trên thì rau răm còn được nhiều người dùng trong việc trị ăn chân bằng cách giã nát lấy bã đắp vào chỗ bị thương. Mỗi ngày nên dùng 2 lần, trong khi sử dụng cần phải hạn chế tiếp xúc với nước.

Rau răm chữa sổ mũi, cảm cúm

Người bị bệnh cảm cúm, sổ mũi nên lấy một nắm lá rau răm rửa sạch rồi giã nát với 3 lát gừng tươi. Sau đó hòa với nước lọc rồi đợi lắng cặn, chắt lấy nước uống. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện theo bài thuốc dưới đây: 20g rau răm, 20g lá tía tô, 20g lá kinh giới, 10g xuyên khung, 10g kiện sắc nước uống 2 lần mỗi ngày.

Những đối tượng không nên dùng rau răm

Rau răm là gia vị cho nhiều món ăn

Rau răm mang lại nhiều tác dụng về sức khỏe tuy nhiên nếu dùng thuốc thì rau răm lại gây nên nhiều tác dụng phụ với sức khỏe như:

  • Những người bị ốm, hoặc máu nóng không nên dùng rau răm bởi nó có tính nóng
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn rau răm nhất là trong 3 tháng đầu bởi nó có thể gây sảy thai
  • Phụ nữ đến ngày không nên dùng rau răm bởi nó gây rong kinh
  • Rau răm còn có khả năng gây giảm ham muốn, rối loạn cương dương với nam giới, phụ nữ dễ bị mất kinh nguyệt, suy giảm chức năng sinh lý..

Những thông tin vừa được ban tư vấn Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ trên đây nhằm giải đáp rau răm có tác dụng gì? Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn chăm sóc sức khỏe tốt với rau răm. Bên cạnh đó bạn phải có cách dùng hợp lý để mang lại kết quả tốt. Nếu có những băn khoăn nào, để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990