Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế cho cán bộ

Cập nhật: 20/09/2023 11:43 | Người đăng: Lường Toán

Kỹ năng giao tiếp ứng xử cần thiết cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đối với ngành Y tế thì kỹ năng giao tiếp có vai trò quan trọng tác động đến tâm lý của người bệnh. Do vậy, ngoài kiến thức chuyên môn của bác sĩ, y tá đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ kỹ năng khi tiếp xúc với người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của kỹ năng giao tiếp, ứng xử của nhân viên Y tế đối với bệnh nhân trong các cơ sở khám chữa bệnh là vô cùng quan trọng. Bởi nhân viên Y tế cần có những thái độ ứng xử hài hòa, giao tiếp tốt với người bệnh giúp bệnh nhân luôn cảm thấy an tâm và tin tưởng.

Vì vậy, thái độ ứng xử sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công, mang đến hài lòng người bệnh. Kỹ năng này còn đứng trước cả phần chuyên môn nghiệp vụ. Theo đó, các y bác sĩ đòi hỏi phải có đầy đủ những kỹ năng dưới đây:

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp ứng xử luôn luôn cần thiết với tất cả các ngành nghề chứ không riêng với sinh viên của ngành Y dược. Theo đó, các bạn sinh viên cũng sẽ áp dụng những kỹ năng trên ngay khi ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó sẽ giúp mở rộng các mối quan hệ của bản thân nhiều hơn.

Điều đó sẽ giúp bạn được bồi đắp thêm nhiều kinh nghiệm quý giá ngay khi được ngồi trên ghế nhà trường. Đối với những công việc này thì giao tiếp được xem là công cụ nhằm giúp các y bác sĩ tìm hiểu thêm về các vấn đề đối với người bệnh, đồng thời hướng dẫn và thuyết phục họ thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

 

Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế rất quan trọng
Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế rất quan trọng

 

Kỹ năng lắng nghe

Kỹ năng mềm trong ngành Y tế là cực kỳ cần thiết với mỗi người. Trong đó có kỹ năng lắng nghe bạn cần phải trau dồi ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đặc trưng của ngành này đòi hỏi phải tiếp xúc nhiều với người bệnh qua đó mới có thể hiểu và lắng nghe được cảm xúc của người bệnh. Theo đó thì bác sĩ sẽ lựa chọn điều kiện lắng nghe tích cực nhằm giúp chắt lọc được thông tin quan trọng từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đối với các bạn sinh viên thì cần phải học cách lắng nghe cảm xúc và nắm được tâm lý người bệnh cần gì. Với từng người bệnh thì các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp lắng nghe tích cực nhằm để chắt lọc thông tin quan trọng, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp. Đối với các bạn sinh viên thì kỹ năng này được xem là khá tốt các bạn cần phải tích lũy ngay khi ngồi trên ghế nhà trường để có được kiến thức chuyên môn.

Kỹ năng giao tiếp không lời

Kỹ năng giao tiếp không lời được hiển thị qua ánh mắt và giọng nói của bạn. Đây là một kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên ngành Y Dược. Ngoài ra có thể kết hợp với ngôn ngữ phù hợp đồng thời kết hợp với những tư thế, thêm nụ cười nhằm giúp tạo nên sự thiện cảm hơn với đồng nghiệp và cùng với các bệnh nhân.

Điều đó cho thấy, kỹ năng giao tiếp được xem như một thành phần quan trọng để tạo nên sự thành công đối với cán bộ, viên chức ngành Y tế. Về phần thực hành này cũng có thể giúp bạn được trở thành một chuyên gia về giao tiếp trong tương lai.

Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu

Nghề y được xem như là một nghề quan trọng trong xã hội hiện nay. Ngành nghề này có liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Bởi vậy, ngoài kỹ năng chuyên môn thì điều quan trọng với các y bác sĩ là phải nêu cao được tinh thần trách nhiệm của mình với các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế, đặc biệt là kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu.

Đối với ngành Y Tế thì công việc của các y bác sĩ muốn đạt hiệu quả thì phải chú ý đến việc quan tâm chăm sóc người bệnh ân cần, chu đáo, tránh làm việc qua loa, bất cẩn từ đó có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Nếu thực hiện tốt được những điều trên thì người bệnh sẽ giữ được tinh thần lạc quan, hỗ trợ cho việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Kỹ năng tự học

Với những người thực hành nghề Y luôn đòi hỏi phải có yêu cầu cao về trình độ chuyên môn nhằm giúp bạn hiểu được sự quan trọng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Bởi vậy với những người giúp làm giàu kiến thức cho bản thân thì đòi hỏi sinh viên phải có được kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành y tế giúp tìm tòi, khám phá và tự học hỏi.

 

Kỹ năng trao đổi thông tin

Kỹ năng trao đổi thông tin nhằm giúp hỗ trợ cho bác sĩ trong quá trình thăm khám, tư vấn và điều trị cho người bệnh. Theo đó, để thực hiện tốt công việc trên thì bạn cần phải xây dựng một lịch trình thăm khám cụ thể đồng thời hãy trao đổi tư vấn với người bệnh và hãy chú ý đến biểu cảm khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt mang đến sự phù hợp cho người bệnh tạo nên cảm giác thân thiện, thoải mái và gần gũi đối với các bác sĩ. 

Với người bệnh đi khám lần đầu tiên sẽ có tâm lý căng thẳng, do vậy mà bác sĩ cần phải tạo sự an tâm bằng cách tiếp xúc thân mật, thân thiện qua đó nhằm tạo thêm sự đồng cảm và chia sẻ với nhau hơn.

Kỹ năng đặt câu hỏi

Việc đặt câu hỏi được xem là một trong kỹ năng giao tiếp ứng xử trong bệnh viện rất cần thiết. Bởi kỹ năng giao tiếp hỏi bệnh này sẽ quyết định một phần đến việc kết luận lâm sàng về tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Nếu như xuất hiện những dạng câu hỏi đóng mở hay hỏi từng câu một thì sẽ giúp các bác sĩ lấy thêm được thông tin về tình hình bệnh lý của bệnh nhân. 

Khi đặt câu hỏi với người bệnh, các bác sĩ không nên thay đổi chủ đề nói chuyện quá nhiều từ đó sẽ bị tránh về tình trạng người bệnh sẽ bị rối loạn thông tin. Đáng chú ý là việc bị nhắc đi nhắc lại câu hỏi, sử dụng những lời hay ý đẹp hay tóm tắt cuộc trò chuyện từ đó sẽ giúp các bác sĩ làm chủ được câu chuyện của mình, khiến cho người bệnh có thể được cởi mở chia sẻ hơn.

Bên cạnh đó thì bạn cũng nên trao đổi những thông tin xung quanh về hoàn cảnh của gia đình người bệnh. Từ đó khuyến khích người bệnh đặt ra câu hỏi đồng thời phải ân cần lắng nghe để hiểu được hơn về tình trạng của người bệnh.

Kỹ năng thuyết trình

Thuyết trình là kỹ năng giao tiếp ứng xử trong Y tế rất quan trọng. Kỹ năng này giúp bạn được trình bày nguyện vọng và thực hiện được đúng theo yêu cầu của cấp trên, người bệnh hay với đồng nghiệp.

Nếu thực hiện những điều trên thì các bạn cần phải đưa ra kế hoạch cho buổi thuyết trình này. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ trực quan từ đó sẽ giúp làm tăng giá trị của bài thuyết trình. Qua đó giúp bạn nắm bắt và tìm hiểu được đối phương của bạn đang cần gì, mong muốn gì trong bài thuyết trình đó của bạn.

 

 

Cán bộ, nhân viên Y tế luôn thấu hiểu người bệnh
Cán bộ, nhân viên Y tế luôn thấu hiểu người bệnh

 

Kỹ năng đồng cảm và chia sẻ

Mỗi bác sĩ giỏi luôn phải hội tụ đầy đủ tài và đức thì công tác chăm sóc và chữa bệnh luôn đạt được hiệu quả cao: “Nếu như bạn được tiếp xúc với người bệnh và người thân họ, đồng thời giữ thái độ tận tình, niềm nở thì hãy giải thích về tình hình bệnh tật cho người bệnh và gia đình của bệnh nhân hiểu. Từ đó đưa ra lời động viên an ủi, khích lệ tinh thần người bệnh điều trị.”

Việc giao tiếp ứng xử trong bệnh viện của các cán bộ Y tế với bệnh nhân hay người nhà người bệnh được xem là một trong 10 kỹ năng giao tiếp của Điều dưỡng viên cần phải có khi làm việc trong ngành này. Chắc chắn khi có sự gắn kết và tìm hiểu nhau sẽ được coi là một nguyên tắc cốt lõi mang đến sự đồng cảm và chia sẻ tại quy tắc ứng xử này.

Kỹ năng xây dựng các mối quan hệ cá nhân

Kỹ năng giao tiếp trong ngành y tế là không thể thiếu đi sự quan tâm, sự đồng cảm và thân thiện với bệnh nhân. Theo đó thì các bạn hãy chú ý luôn xây dựng được mối quan hệ và tạo niềm tin giữa người bệnh với các cán bộ y tế. 

Thông tin trên được Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp trên đây về các kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành Y tế trên đây hi vọng sẽ là hành trang để các cán bộ, nhân viên ngành này có thể theo học được. Các bạn đừng quên hãy theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật kiến thức hữu ích khác nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990