Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những điều cần biết về tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Cập nhật: 28/11/2019 11:11 | Người đăng: Lường Toán

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là dấu hiệu cho rất nhiều tình trạng ở trẻ từ nhẹ cho đến nặng hơn. Chính vì thế, các bậc phụ huynh sẽ cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về tình trạng này để bảo vệ sức khỏe của trẻ.


Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể là dấu hiệu cho rất nhiều tình trạng ở trẻ từ nhẹ cho đến nặng hơn

Bạn cảm thấy bé yêu của mình cảm thấy khó chịu ở vùng bụng quanh rốn cùng với những biểu hiện kèm theo như sốt, nôn mửa, khó tiêu và bạn không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì? Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng trên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em.

Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể khiến cho trẻ bị đau bụng quanh rốn, một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng này như:

1. Viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày hay viêm ruột chính là tình trạng viêm đường tiêu hóa. Có thể là các bạn đã nghe tới tình trạng cúm dạ dày. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng. Ngoài việc xuất hiện những cơn đau bụng ở vùng quanh rốn thì trẻ có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác kèm theo như:

  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Da rịn mồ hôi

Khi trẻ bị viêm dạ dày, ruột sẽ thường không cần phải điều trị y tế. Các triệu chứng của tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra biến chứng mất nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, trẻ sẽ cần phải được chăm sóc đặc biệt.

2. Trẻ bị viêm ruột thừa

Đau bụng quanh rốn cũng có thể là dấu hiệu của căn bệnh đau ruột thừa. Lúc mới đắt đầu, cơn đau sẽ chỉ xuất hiện ở khu vực quanh rốn sau đó lan dần về phía bụng phải. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:

  • Bụng đầy hơi
  • Sốt
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Ăn không ngon
  • Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi bé ho hoặc thực hiện một số cử động.
  • Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy

Khi bị viêm ruột thừa sẽ cần phải cấp cứu nhanh chóng. Nếu như không được điều trị kịp thời thì ruột thừa có thể sẽ bị vỡ ra và gây những biến chứng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Trẻ sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa và dành thời gian nghỉ ngơi nhằm hồi phục sức khỏe.

3. Viêm loét dạ dày ở trẻ

Loét dạ dày là một loại đau hình thành ở bên trong thành ruột non hoặc dạ dày. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này như: trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc như  aspirin hoặc ibuprofen (Advil, Motrin) trong thời gian dài, cũng có thể là do bị nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori. Khi bị loét dạ dày, trẻ sẽ cảm thấy những cơn đau bụng quanh rốn, đôi khi những cơn đau cũng có thể sẽ lan tới xương ức.

Một số triệu chứng khác của viêm loét dạ dày ở trẻ là:

  • Ăn không ngon
  • Ợ hơi
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Cảm thấy mệt mỏi

Bạn nên tham kharp ý kiến của bác sĩ về phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày hợp lý cho trẻ. Một số loại thuốc thường được chỉ định điều trị cho trẻ bị viêm loét dạ dày là:

  • Thuốc chẹn thụ thể histamine
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Chất bảo vệ, chẳng hạn như sucralfate (Carafate).

4. Trẻ bị viêm tụy cấp

Trong một số trường hợp, viêm tụy cấp cúng có thể sẽ gây ra những cơn đau bụng quanh rốn ở trẻ. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị viêm tụy chính là viêm nhiễm hoặc do sử dụng một số loại thuốc. Bên cạnh triệu chứng đau bụng, trẻ sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như:

  • Nhịp tim tăng cao
  • Buồn nôn, nôn mửa

Những trường hợp viêm tụy cấp nhẹ thường được điều trị bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau, truyền tĩnh mạch. Đối với những trường hợp bị nặng hơn thì cần phải đưa trẻ nhập viện để thực hiện một số phương pháp điều trị cần thiết.

5. Thoát vị rốn ở trẻ

Thoát vị rốn là tình trạng các mô bụng phình ra thông qua một lỗ ở cơ bụng quanh rốn của trẻ. Tình trạng này thường xảy ra đối với những trẻ sơ sinh, tuy nhiên một số trẻ lớn hơn cũng có thể gặp phải tình trạng này. Khi trẻ bị thoát vị rốn sẽ gặp phải tình trạng bị đau bụng quanh rốn hoặc đau tại vị trí thoát vị. Bạn có thể nhận thấy bụng con phình ra kèm theo sưng tấy.

Ở trẻ sơ sinh, hầu hết thoát vị rốn sẽ ở tự lành lại khi lên 2 tuổi. Bên cạnh đó, một số trường hợp sẽ cần được phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng tắc ruột.

6. Trẻ bị tắc ruột non

Tắc ruột non chính là khi một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ bị tắc nghẽn. Tình trạng này sẽ là cho thức ăn không thể tiến sâu vào trong đường tiêu hóa. Nếu như tình trạng này không được điều trị kịp thời thì nó có thể chuyển biến rất nghiêm trọng. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng tắc ruột non ở trẻ nhỏ như:

  • Thoát vị
  • Nhiễm trùng
  • Bệnh viêm ruột
  • Khối u
  • Mô sẹo lần từ phẫu thuật bụng trước

Khi bị tắc ruột non, ngoài việc xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng quanh rốn thì trẻ nhỏ sẽ còn có một số biểu hiện khác như:

  • Tăng nhịp tim
  • Sốt
  • Đầy hơi ở bụng
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ăn không ngon
  • Mất nước
  • Táo bón nặng

Nếu như trẻ bị tắc ruột non sẽ cần phải nhập viện để điều trị. Các bác sĩ thường chỉ định phương pháp tiêm tĩnh mạch và thuốc để giảm buồn nôn. Giải nén ruột là một thủ thuật giúp giảm áp lực trong ruột cũng sẽ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

7. Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là một trong những tình trạng rất nghiêm trọng, gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, từ đó đe dọa tính mạng nếu động mạch chủ bị vỡ ra. Tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho máu chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, trẻ sẽ gặp phải những cơn đau bụng quanh rốn kèm theo việc bé tỏ ra rất khó chịu.

Các triệu chứng khác mà bé sẽ gặp bao gồm:

  • Huyết áp thấp
  • Khó thở
  • Ngất xỉu
  • Tăng nhịp tim
  • Yếu bất ngờ ở một bên cơ thể.

Nếu như trẻ bị phình động mạch, bác sĩ điều trị thường chỉ định hình thức phẫu thuật nhằm ngăn chặn các biến chứng xấu khác phát triển.

8. Trẻ bị thiếu máu cục bộ

Khi lưu lượng máu bị gián đoạn sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do máu đông hoặc tắc mạch gây ra. Nếu như trẻ bị thiếu máu cục bộ sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng bụng quanh rốn. Khi tình trạng tiến triển, trẻ cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu như có máu trong phân hoặc nhịp tim tăng cao. Nếu nghi ngờ bé yêu của mình bị thiếu máu cục bộ, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay nhé. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm phẫu thuật và điều trị chống đông máu.


Nếu như trẻ xuất hiện những cơn đau bụng quanh rốn và kéo dài trong vài ngày thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến trung tâm y tế để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu như trẻ xuất hiện những cơn đau bụng quanh rốn và kéo dài trong vài ngày thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến trung tâm y tế để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nếu như trẻ bị đau bụng kèm theo những biểu hiện sau đây thì cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Vàng da
  • Sốt
  • Máu trong phân
  • Đau bụng dữ dội
  • Buồn nôn và ói mửa không dứt
  • Sút cân không rõ lý do
  • Sưng hoặc đau phần bụng dưới.

Phương pháp chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Để có thể xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ, đầu tiên các bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của trẻ và thực hiện một số kiểm tra thể chất. Tùy thuộc vào đánh giá, có thể trẻ sẽ phải thực hiện một số xét nghiệm bổ sung như:

  • Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc CT để giúp hình dung các cơ quan trong bụng của bé.
  • Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh
  • Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc sỏi thận
  • Xét nghiệm máu để đánh giá số lượng tế bào máu và mức độ điện giải

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em nhưng dù là vì bất kỳ một lý do nào thì các bạn cũng không nên xem nhẹ. Tốt nhất nên nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để phòng tránh những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đối với bé yêu của bạn nhé.

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990