Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhịn tiểu lâu có tác hại gì? Nên nhịn tiểu tối đa bao lâu để không ảnh hưởng sức khỏe?

Cập nhật: 19/08/2019 10:00 | Người đăng: Lường Toán

Nhiều người có thói quen xấu đó là nhịn tiểu. Vì một lý do nào đó như do công việc khá bận rộn, chưa tìm được nhà vệ sinh khi đang có nhu cầu hay đơn giản chỉ vì lười biếng...Dù là vì lý do nào thì các bác sĩ đều khuyên chúng ta không nên nhịn tiểu bởi nó sẽ gây ra nhiều tác hại với sức khỏe. 

Nên nhịn tiểu tối đa bao lâu không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bàng quang là một bộ phận rất nhỏ trong cơ thể con người, nó có hình tròn dùng để chứa chất thải. Trung bình bàng quang mỗi người có thể chứa tối đa khoảng 420ml chất lỏng. Tuy nhiên việc nhịn tiểu có thể gây nên tình trạng giãn bàng quang.

Nhịn tiểu tối đa bao lâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Tham khảo thêm:

Chất lỏng do thận lọc thải ra sẽ được bàng quang tích trữ lại. Cho đến khi gần đầy khi bàng quang sẽ gửi tín hiệu đến cho não bộ và nhắc nhở việc bạn phải loại bỏ chất lỏng này. Tùy thuộc vào tình hình, não bộ sẽ quyết định đến thời gian bạn đi tiểu. Bởi vậy mà khi bạn kiểm soát bản thân quá mức mà không để ý đến những phản ứng từ bàng quang gửi đến não bộ.

Vậy bạn có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe? Các thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mỗi người có khả năng nhịn tiểu khác nhau, có người có thể nhịn tiểu rất lâu nhưng một số khác thì nhịn tiểu ít hơn. Tuy nhiên các thầy cô cũng cho rằng việc nhịn tiểu dù lâu hay ít thì đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lâu dài sẽ gây nên những bệnh lý mà bạn không tránh khỏi.

Thời gian đi tiểu phụ thuộc vào tình trạng lượng nước đã uống, mất nước và chức năng của bàng quang. Cụ thể những người nhịn tiểu sẽ không biết được thời gian thích hợp để đi vệ sinh.

Thông thường, phụ nữ nhịn tiểu được từ 3 - 6 tiếng, tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học cụ thể.

Khi bạn nhịn tiểu thì những chất thải tích tụ trong bàng quang sẽ là môi trường thích hợp để cho vi khuẩn sinh sôi và gây nên những tác hại cho cơ thể. Bạn có thể kiểm soát nhu cầu đi tiểu một lát nhưng khi nó đã lên đến đỉnh điểm thì hãy nhanh chóng đi tiểu càng sớm càng tốt.

Nhịn tiểu có tác hại như thế nào? 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Cụ thể khi nhịn tiểu thì vi khuẩn trong nước tiểu tích tụ có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào ở đường này. Đầu tiên vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm ở niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm nặng, vi khuẩn có thể gây viêm bàng quang và lây lan sang thận. Phụ nữ là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bởi niệu đạo ngắn. Và khi viêm nhiễm thì mức độ ngày càng nghiêm trọng và nặng nề hơn với nam giới.

Những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: nước tiểu có màu đục và màu máu, hay buồn tiểu và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và sốt nhẹ. Khi gặp phải những triệu chứng này thì người bệnh cần phải đi kiểm tra ngay bởi nguy cơ ảnh hưởng đến thận và đường tiết niệu. 

Khi đã xác định đường tình trạng bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh theo đường uống hoặc điều trị bằng kháng sinh theo đường tĩnh mạch tùy vào vị trí.

Sỏi thận

Sỏi thận là do những chất thải hình thành nên những tinh thể rắn trong thận. Những viên đá này có thể phát triển thành những hình dạng và có kích cỡ khác nhau. Đàn ông thường có những viên sỏi thận nhiều hơn phụ nữ. Nguyên nhân hình thành sỏi thận là do sự hình thành do sự mất cân bằng muối, nước, chất khoáng có trong nước tiểu.

Nhịn tiểu có thể gây nên sỏi thận

Triệu chứng sỏi thận là đau khi đi tiểu, tiểu ra máu và có cảm giác buồn nôn. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào kích thước của những viên sỏi.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bệnh lý gây viêm và đau đớn khi bàng quang phải giữ nước tiểu. Người bệnh khi mắc phải bệnh này thường có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn và có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy những nguyên nhân chính xác về tình trạng bệnh này những các bác sĩ cho rằng, bệnh gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh.

Một số triệu chứng khác bao gồm khung xương chậu đau đớn, người bệnh đi tiểu liên tục, một số trường hợp khác người bệnh có thể đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ ngày. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh này mà chỉ có phương pháp điều trị giúp giảm bớt các triệu chứng trên.

Màu sắc nước tiểu khỏe mạnh

Màu sắc nước tiểu cho thấy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hay không. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc màu hổ phách. Một số lý do có thể khiến thay đổi màu sắc nước tiểu như thực phẩm và phẩm màu. 

Nếu nước tiểu của bạn có màu trắng thì đồng nghĩa với việc bạn đang uống quá nhiều chất lỏng còn nếu nước tiểu chuyển sang màu tối có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Trường hợp màu sắc nước tiểu bất thường thì đó là những dấu hiệu phổ biến của việc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vỡ bàng quang

Nhịn tiểu lâu khiến cho nước tiểu ứ đọng trong bàng quang và kích thước bàng quang giãn ra. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây vỡ bàng quang. Người bệnh khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong.

Tiểu són, tiểu dắt

Tình trạng nhịn tiểu lâu có thể khiến cơ thể bị mất phản xạ dẫn đến tiểu són, tiểu dắt. Nguy hiểm hơn có thể gây nên những bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp do tinh thần hưng phấn khi nhịn tiểu gây tăng huyết áp, tim đập nhanh, lượng oxy hóa tăng khiến xuất huyết não và nhồi máu cơ tim.

Gây vô sinh ở nữ giới

Khi việc nhịn tiểu trở thành thói quen thì rất có thể vi khuẩn từ bàng quang xâm nhập vào tử cung do vị trí của nó nằm phía sau bàng quang. Cụ thể việc nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu tích trữ quá nhiều trong bàng quang khiến cho kích thước bàng quang phình to và chèn ép tử cung. Tình trạng này kéo dài có thể khiến tử cung không trở về vị trí cũ được. Ngoài ra nó còn gây chèn ép dây thần kinh ở trước xương gây đau nhức ở bộ phận này và vô sinh.

Suy thận

Suy thận có thể là hậu quả của việc nhịn tiểu

Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy yếu không thể lọc được chất thải và độc tố. Tình trạng này khiến cho chất thải được tích tụ trong máu ảnh hưởng đến thành phần hóa học của máu. Suy thận bắt nguồn từ hệ quả nhiễm trùng, bệnh tật, bỏng hay do thận của bạn bị tổn thương.

Những triệu chứng suy thận bao gồm: xuất hiện những vết bầm tím, phân có lẫn máu, tính khí bất thường, hay buồn ngủ và tâm trạng luôn mệt mỏi.

Các phương pháp điều trị bao gồm việc cân bằng chất lỏng trong máu, thải độc tố ra ngoài cơ thể đồng thời giúp phục hồi chức năng của thận và khôi phục mức canxi trong máu.

Giảm ham muốn tình dục

Tác hại của nhịn tiểu không chỉ dừng lại ở đó, nó còn gây giảm ham muốn tình dục với cả nam và nữ giới

Cụ thể với nam giới, việc nhịn tiểu sẽ gây ức chế thần kinh và rối loạn cương dương. Tình trạng này sẽ gây nên xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh và giảm ham muốn tình dục

Với nữ giới, việc nhịn tiểu gây áp lực lên xương chậu, cổ tử cung và bộ phận sinh dục khác khiến cho chức năng tình dục bị suy giảm, giảm hưng phấn.

Trên đây là những thông tin về nhịn tiểu có tác hại gì? Nhịn tiểu bao lâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe thật tốt. Nếu có những thắc mắc nào về bài viết này, hãy để lại thông tin bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990