Hầu hết những vết thương nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ bị nhiễm trùng sau 1 – 3 ngày khi bắt đầu. Vết thương bị nhiễm trùng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo bạn đã bị nhiễm trùng, và cách xử lý thế nào?
Vết thương nhiễm trùng là như thế nào?
Trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày chúng ta sẽ khó tránh khỏi những vết cắt, vết xước. Thông thường chúng sẽ tự lành lại bởi cơ chế tự liền da hoặc tác động của thuốc thúc đẩy quá trình liền vết thương. Nhưng đôi khi bạn gặp phải những trường hợp tình trạng vết thương nặng hơn do vi khuẩn xâm nhập.
Xem thêm:
Tetracycline dùng để điều trị bệnh gì?
Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ
Vết thương bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập
Lúc này vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng và việc nhận biết sớm dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng sẽ giúp cho quá trình điều trị kịp thời, nhanh chóng tránh những biến chứng nguy hiểm. Hầu hết mọi trường hợp nhiễm trùng xảy ra đều điều trị bằng kháng sinh nhưng cũng có nhiều trường hợp mức độ nghiêm trọng hơn và lúc này bạn phải nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ.
Dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
Thông thường khi bị thương chúng ta sẽ có cảm giác đau sưng, nhưng khi vết thương bị nhiễm trùng thì hiện tượng đau sưng tấy sẽ hơn mức bình thường. Những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng sau đây sẽ giúp bạn nhận biết rõ ràng nhất:
- Cảm giác đau đớn tăng dần:
Tình trạng đau tăng lên do tế bào bạch cầu phải chiến đấu để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tác nhân bên ngoài gây nhiễm trùng nên người bệnh sẽ thấy vết thương rất đau. Nhưng dấu hiệu sưng đau sẽ hết trong 2 – 3 ngày sau đó tức là lúc này khả năng bạn đã bị nhiễm trùng.
- Vết thương có dấu hiệu đỏ, sưng và phù nề:
Vết thương sưng đỏ có dấu hiệu nhiễm trùng
Thông thường dấu hiệu sưng đỏ chỉ xuất hiện xung quanh vết thương do vết thương đang đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập lạ. Nhưng nếu vết thương sưng, phù nề kéo dài nhiều ngày sau khi bị thương thì rất có thể vết thương bị nhiễm trùng.
- Vết thương chảy dịch:
Ở những vết thương không quá nghiêm trọng dịch xuất hiện vì cơ thể đang đào thải tế bào bạch cầu và vi khuẩn chết đi trong quá trình chiến đấu. Nhưng ở vết thương bị nhiễm trùng chất dịch tiết ra hàng ngày, lượng dịch nhiều.
- Vết thương và dịch có mùi khó ngửi:
Vết thương có dịch mủ và có mùi
Khi bạn thấy vết thương và dịch chảy ra có mùi hôi tức là bạn đã bị nhiễm trùng vết thương nặng và có dấu hiệu hoại tử. Thấy dấu hiệu này bệnh nhân nên tới cơ sở y tế ngay để được bác sĩ xử lý vết thương kịp thời.
- Vết đỏ xuất hiện từ ngoài vào trung tâm và sưng hạch:
Hạch đóng vai trò quan trọng trong cơ chế đề kháng của cơ thể khi gặp vi khuẩn, nếu thấy hạch sưng, đỏ có nghĩa là bạn đang bị vi khuẩn xâm nhập và vết thương của bạn đang bị nhiễm trùng. Đừng coi thường dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng này mà hãy nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ ngay lập tức.
- Sốt cao kèm mệt mỏi:
Một trong những biểu hiện của vết thương nhiễm trùng là sốt cao, có trường hợp sốt lên tới 40o C. Lúc này bạn không thể kiểm soát vết thương và tình trạng của mình tại nhà.
Vết thương bị nhiễm trùng phải làm sao?
Tiến hành kiểm tra vết thương bằng cách quan sát. Đối với những vết thương bị nhiễm trùng nhẹ có dấu hiệu đau nhức, hơi sưng, có xuất hiện mủ nhưng ít bạn có thể xử lý bằng cách:
- Rửa sạch tay, lau khô trước khi động vào vết thương.
- Rửa vết thương với nước muối sinh lý (tuyệt đối không được rửa bằng cồn hay oxy già vì có thể làm chết tế bào mới hình thành). Vệ sinh 3 lần mỗi ngày.
- Nếu vết thương đã được khâu lại thì không được ngâm nước.
- Sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ và thay băng vết thương hàng ngày.
Vệ sinh và thay băng vết thương hàng ngày
Nếu hệ miễn dịch của bạn tốt, hầu hết mọi vết thương sẽ lành sau một thời gian ngắn, nhưng nếu bạn có hệ miễn dịch yếu, nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra rất cao. Đến cơ sở y tế gần nhất nếu như bạn bị sốt cao, xuất hiện vết sưng đỏ tại vết thương, vết thương đau đớn gấp nhiều lần.
Tại cơ sở y tế các bác sĩ sẽ kiểm tra và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp cho từng trường hợp. Có thể sẽ phải tiến hành loại bỏ vi khuẩn, dịch mủ và mô hoại tử bằng thủ thuật cắt bỏ phần hoại tử. Đây là cách duy nhất giúp loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh để tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn gì?
Khi vết thương bị nhiễm trùng cần có chế độ chăm sóc và ăn uống hợp lý để tránh tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng. Ngoài việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, một số thực phẩm sau đây bệnh nhân không nên ăn:
- Rau muống:
Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn rau muống
Rau muống nằm vị trí đầu tiên cần điểm danh nếu vết thương bị nhiễm trùng. Mặc dù rau muống tính mát, vị ngọt có tác dụng giải độc nhưng vì loại rau này có kích thích sinh da non thái quá khiến vết thương bị sẹo lồi. Đừng ăn rau muống trong quá trình vết thương đang lành nếu bạn không muốn có sẹo nhé!
- Trứng:
Vết thương bị nhiễm trùng không nên ăn trứng vì có nhiều ý kiến cho rằng nếu ăn trứng trong quá trình liền da non vùng da có vết thương sẽ có màu loang lổ giống vết lang ben.
- Không nên ăn đồ nếp và thịt gà:
Đồ nếp và thịt gà là thực phẩm có tính nóng, khi người bệnh có vết thương hở đang trong quá trình điều trị nhiễm trùng ăn vào thì vết thương sẽ càng sưng và mưng mủ. Điều này không chỉ khiến vết thương lâu lành mà đôi khi còn khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, vết thương sau khi lành sẽ để lại sẹo.
- Hải sản và đồ tanh:
Hải sản có thể nói là thực phẩm rất bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên khi bị vết thương hở nó lại không tốt chút nào. Ăn hải sản, các món đồ tanh có thể gây dị ứng, ngứa ngáy rất khó chịu cho vết thương.
- Thịt bò:
Theo kinh nghiệm từ xa xưa để lại ăn thịt bò sẽ khiến vị trí vết thương có màu sậm hơn với da, hay còn gọi là sẹo thâm. Nên trong quá trình điều trị vết thương bị nhiễm trùng bạn nên kiêng thịt bò và các chế phẩm từ thịt bò tránh bị sẹo thâm.
- Thịt chó:
Thịt chó khiến vết thương dễ hình thành sẹo lồi
Theo Đông y, thịt chó có tính nóng, không tốt cho vết thương hở, khi đang trong quá trình liền vết thương nếu ăn thịt chó dễ gây sẹo lồi cứng.
Những kiến thức về dấu hiệu cũng như cách xử lý vết thương bị nhiễm trùng mà Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp hi vọng sẽ hữu ích cho những ai đang tìm kiếm thông tin liên quan tới vấn đề này. Nếu gặp phải tình trạng vết thương bị nhiễm trùng, tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để có cách xử lý tốt nhất.
Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TH)