Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị bại não là gì? Chữa được không?

Cập nhật: 19/03/2024 14:17 | Người đăng: Lường Toán

Bại não do một phần của não bộ bị tổn thương khiến cho các cơ ở vùng não không hoạt động bình thường được. Bệnh nếu không được can thiệp sớm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tư duy của trẻ. Vì vậy những thông tin về trẻ bị bại não dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng phát hiện và có hướng điều trị thích hợp.

Tổng quan về chứng bệnh bại não ở trẻ em

Bại não là những tổn thương não không tiến triển, xảy ra ở giai đoạn trước sinh, trong khi sinh hoặc sau sinh cho đến khi trẻ 5 tuổi. Với những trẻ dưới 2 tuổi, nhận biết bại não gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ đây là căn bệnh khá nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.

Có 3 loại bại não chính là:

Bại não thể loạn động ( hay còn gọi là rối loạn vận động không tự chủ): Đây là 2 trong số tất cả trường hợp bại não trương lực có cơ thể thay đổi liên tục, tăng giảm thất thường. Trong đó chân tay cử động lộn xộn và rung giật không kiểm soát. Dẫn đến việc trẻ dễ bị ngã do không giữ được thăng bằng.

Bại não thể thất điều: Đi được nhưng không vững, một số hoạt động có sự phối hợp gặp nhiều khó khăn

Bại não liệt chứng: Trường hợp này chiếm đa số, biểu hiện dễ nhận biết là các cơ bị co cứng lại, khó cử động hoặc thậm chí là không cử động được. Ngoài ra trẻ còn có thể bị liệt người, liệt chi hoặc có thể bị câm.

Xem thêm:

Tổng hợp những nguyên nhân trẻ bị bại não

Có nhiều nguyên nhân trẻ bị bại não, trong đó có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh mà bố mẹ cần lưu ý:

Trước khi sinh:

  • Nhau thai gặp một vấn đề bất thường nào đó như việc không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi
  • Trẻ bị sinh non, đẻ khó, hay sinh đa thai
  • Nhóm máu của mẹ và bé không có sự tương đồng
  • Mẹ bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm trong đầu thai kỳ như rubella

Trong khi sinh:

  • Trẻ bị thiếu oxy trong khi sinh
  • Trẻ sinh thiếu tháng hoặc suy dinh dưỡng

Sau khi sinh:

  • Do không tiêm phòng dẫn đến việc trẻ bị chấn thương sọ não hoặc nhiễm khuẩn thần kinh
  • Trẻ mắc chứng bệnh vàng da nặng sau khi sinh

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị bại não

Bỏ túi những dấu hiệu của trẻ bị bại não dưới đây giúp các bố mẹ có nhận biết sớm để đưa ra có hướng điều trị thích hợp nhất

Dấu hiệu trẻ bị bại não giai đoạn sơ sinh

Với trẻ sơ sinh, nhận biết bại não thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với nhiều năm kinh nghiệm của các thầy cô Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho thấy trẻ bị bại não thường có những triệu chứng sau đây:

Trẻ có khả năng bú rất kém, đặc biệt là trẻ hay bị rụt hoặc thè lưỡi ra ngoài, đồng thời thường xuyên ị sặc sữa

Trẻ có đầu to hoặc bé bất thường, kích thước đầu có thể tăng theo năm tháng, khớp sọ bị giãn rộng. Ngoài ra trẻ còn có khuôn mặt tròn, mắt xếch và lưỡi thì to, dày hơn bình thường

Với những trẻ bị bại não thì thường có lưng, cổ yếu mềm nhũn, các khớp yếu. Không giữ được thăng bằng, đầu ngẩng lên chậm và không chắc. Ngoài ra nếu bị nằm ở một tư thế nhất định thì khi ngửa cổ, ưỡn lưng hoặc chi xoắn vặn các khớp, cơ sẽ bị co cứng và kích thích.

Tâm lý bị rối loạn: Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc nhiều, la hét khi bị kích thích hoặc không nhạy bén, kém linh hoạt. Cần phải theo dõi kỹ hơn biểu hiện này bởi nó không rõ ràng và rất dễ bị nhầm lẫn.

Thần kinh bị rối loạn: Ngoài những dấu hiệu trẻ bị bại não kể trên thì thần kinh bị rối loạn, kém linh hoạt, quấy khóc nhiều hoặc có thể li bì…cũng là biểu hiện của bệnh bại não

Tứ chi không phát triển và vận động bình thường: Trẻ bị bại não thường rất khó cử động do chân yếu, tay mềm và co cứng ở tư thế gập. Trong đó chân đồ vào trong hoặc ra ngoài, các ngón tay, chân khép chặt vào nhau. Với những trẻ đến tháng thứ 5 vẫn không thể tự cầm nắm một số vật như những trẻ bình thường khác, một số phản xạ không điều kiện sẽ bị mất đi, nói cách khác trẻ không có khả năng tự vệ và có một số phản xạ về bệnh lý.

Những dấu hiệu trẻ lớn bị bại não

Ở trẻ lớn, những dấu hiệu trẻ bị bại não sẽ dễ dàng phát hiện hơn nhờ vào các biểu hiện dưới đây:

Dáng đi thay đổi: Trẻ bị đi lệch, hai đầu gối có thể chụm khép chặt vào nhau, kèm theo bị co cứng các cơ. Trẻ chỉ đứng trên các đầu ngón chân, duỗi cứng hai bàn chân hoặc đi bằng 2 mũi chân, xiêu vẹo và dễ bị ngã.

Trẻ biết đi muộn hơn so với những trẻ khác, thường đi lạch bạch, bàn chân phẳng. Ngoài ra trẻ còn chậm hơn so với các trẻ khác trong giai đoạn lẫy, bò, đứng, ngồi.

Trẻ ít có nhận thức trong việc phân biệt người lạ, quen, không thể biểu lộ tình cảm, chậm nói, không thể gọi hoặc phát hiện tiếng động.

Trẻ bị bại não có chữa được không?

Các chuyên gia bác sĩ  khoa thần kinh cho rằng bại não KHÔNG thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời thì có thể giảm được những biến chứng của bệnh về sau.

Hiện nay với sự phát triển của nền Y học hiện đại thì có rất nhiều phương pháp điều trị bại não như châm cứu, bấm huyệt, diện chuẩn, ghép tế bào gốc và điều trị bằng oxy cao áp. Trong tất cả các phương pháp thì hồi phục chức năng được áp dụng nhiều nhất hiện nay và được cả thế giới công nhận.

Trong khi thực hiện các phương pháp điều trị bại não, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị kết hợp:

  • Điều hòa cảm giác với những trẻ bị rối loạn cảm giác
  • Phục hồi chức năng với trẻ bị chậm phát triển vận động
  • Phương pháp trị liệu ngôn ngữ tiến hành áp dụng với những trẻ bị chậm nói, rối loạn ngôn ngữ hoặc gặp khó khăn âm ngữ.
  • Biện pháp giúp trẻ sớm hòa nhập, tương tác với xã hội đồng thời cải thiện khả năng giao tiếp.

Những phương pháp can thiệp trên đây cần phải được thực hiện thường xuyên và cần điều trị kết hợp chứ không dừng lại ở biện pháp phục hồi chức năng thông thường.

Các bố mẹ nên lưu ý rằng: Với những trẻ bị bại não thì cần phải được can thiệp càng sớm càng tốt và hiệu quả giảm dần khi việc phát hiện càng muộn, kết quả điều trị không như mong muốn.

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990