Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chữa nhức răng hàm trên như thế nào hiệu quả?

Cập nhật: 21/03/2024 16:14 | Người đăng: Lường Toán

Những người mắc các bệnh lý về răng miệng thường gặp phải những khó chịu và đau đớn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nhức răng hàm trên cần phải làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tổng hợp những phương pháp điều trị đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà.

Nếu bạn là người bận rộn chưa có thời gian đến nha khoa để điều trị tình trạng nhức răng thì những cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau kịp thời do tình trạng bệnh gây nên.

Tham khảo thêm:

Tổng hợp những cách điều trị nhức răng hàm trên hiệu quả ngay tại nhà.

Cách điều trị nhức răng hàm trên bằng lá trầu không

Nếu bạn chưa biết cách chữa đau nhức răng hàm trên phải làm sao thì hãy thử bằng lá trầu không hiệu quả ngay tại nhà chỉ sau 3 phút.

  • Rửa sạch lá trầu không khoảng 3 – 5 lá với 70 – 100ml rượu trắng.
  • Giã nát lá trầu không rồi hòa vào rượu, đợi lá trầu không lắng cặn
  • Chắt lấy phần nước trong để súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 phút rồi nhổ ra ngoài.

Chữa đau nhức răng hàm trên tại nhà từ vỏ cau

Với những trường hợp đau nhức răng hàm trên do bị sâu, viêm nướu thì bạn có thể tham khảo phương pháp này.

  • Quả cau tách ruột lấy phần vỏ, rửa sạch.
  • Sau đó giã nát rồi ngâm với rượu khoảng 10 – 15 phút
  • Đợi cặn lắng xuống rồi chắt lấy phần nước súc miệng ngày 2 lần.

Thực hiện đều đặn bằng rượu cau giảm tình trạng đau nhức răng.

Mẹo trị nhức răng hàm trên hiệu quả bằng tỏi

Tỏi có chức năng kháng khuẩn rất tốt, do vậy được nhiều người dùng để trị tình trạng đau nhức răng hàm trên. Nếu những lỗ sâu răng còn nhỏ khiến bạn đau buốt thì bạn chỉ cần giã nát tép tỏi, kết hợp với chút muối cho vào chỗ răng bị sâu. Những triệu chứng nhức răng sẽ giảm ngay tức thì.

Chữa nhức răng hàm trên bằng nước muối

Nếu không có những nguyên liệu trên sẵn tại nhà mà bạn không biết nhức răng hàm trên phải làm sao thì hãy thử bằng nước muối hòa tan. Muối có khả năng sát khuẩn cực tốt sẽ giúp lấy đi những vi khuẩn gây sâu răng.

Bạn có thể đặt muối trắng vào lỗ sâu răng hoặc súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, làm giảm các triệu chứng nhức răng hàm trên.

Giảm triệu chứng đau nhức răng tại nhà bằng cách chườm đá

Phương pháp này rất đơn giản. Bạn chỉ cần cho đá lạnh vào túi hoặc bọc vào chiếc khăn để chườm quanh khu vực răng bị đau nhức. Nước đá lạnh sẽ làm giảm ngay tình trạng do sâu răng hàm trên gây nên.

Trị nhức răng tại nhà bằng nước trà xanh

Không chỉ có muối và lá trầu không có tác dụng diệt khuẩn mà lá trà xanh cũng có tác dụng tương tự. Ngoài ra lá trà xanh còn có khả năng chống viêm nên súc miệng bằng nước lá trà xanh khi bị đau nhức răng sẽ làm giảm sự sinh sôi của vi khuẩn và làm giảm các biểu hiện đau nhức răng hàm trên tốt.

Phương pháp dân gian chữa đau nhức răng bằng nước cốt chanh

Nước cốt chanh giúp làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng do vậy khi bị nhức răng hàm trên thì bạn có thể phá nước cốt chanh vào cốc nước ấm để súc miệng. Đảm bảo răng sẽ sạch sẽ và loại bỏ được sự tích tụ vi khuẩn gây sâu răng.

Thuốc giảm đau giúp điều trị đau nhức răng

Sử dụng thuốc giảm đau điều trị nhức răng hàm trên cần phải tuân thủ theo những chỉ dẫn của các bác sĩ. Dùng đúng loại thuốc có thể hỗ trợ giảm tình trạng nhức răng nhanh chóng mà hiệu quả.

Chữa nhức răng hàm trên cấp tốc bằng vỏ xoài

Bạn chỉ cần lấy 3 miếng vỏ xoài đã được cạo sạch vỏ rồi đun với 3 bát nước lọc. Đến khi còn 2 bát nước thì đổ vào chai rượu đã được chuẩn bị sẵn.

Khi bị nhức răng hàm trên, mỗi lần bạn hãy ngậm một chén rồi súc miệng. Những cơn đau răng sẽ được xua đi nhanh chóng.

Những lưu ý khi điều trị nhức răng hàm trên tại nhà

Với những mẹo chữa nhức răng kể trên được ông bà lưu truyền mang lại hiệu quả tức thời nhanh chóng. Nhưng đó là khi chưa có điều kiện thăm khám nha khoa. Những biện pháp này chỉ mang tính giảm đau tức thời mà không có hiệu quả chữa bệnh lâu dài.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các cách chữa nhức răng hàm trên cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân gây bệnh. Nếu không thì không những bệnh không khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Như Viêm tủy răng, áp xe răng, sưng lợi, nhiễm trùng răng…Đến khi đó thì tình trạng đau nhức răng của bạn sẽ kéo dài hơn về thời gian và chi phí điều trị.

Tùy vào mức độ đau nhức răng hàm trên và những nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Khi có những dấu hiệu nhức răng hàm trên thì các bạn cần phải đến các cơ sở y tế nha khoa để được điều trị nhức răng đúng cách và hiệu quả lâu dài. Bên cạnh đó còn giảm nguy cơ biến chứng do đau nhức răng gây nên như viêm chóp răng, chết tủy răng, hình thành các ổ apxe răng, thậm chí mất răng thì chi phí điều trị sẽ cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh những cách chữa trên thì các bạn cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh nước ngọt, đồ uống có gas, đồ uống có nhiều axit như chanh gây hại men răng và thực phẩm nhiều dầu mỡ…để giảm thiểu triệu chứng đau răng. Ngoài ra hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa để không làm tổn thương răng.

Với những cách chữa nhức răng hàm trên vừa được thầy cô Cao Đẳng Y Dược TPHCM liệt kê, hi vọng sẽ giúp các bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng bệnh. Hãy đi thăm khám nha khoa ít nhất 1 năm 2 lần để cải thiện tình trạng răng miệng bạn nhé! Chúc bạn sức khỏe tốt!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990