Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

Cập nhật: 27/03/2024 15:30 | Người đăng: Lường Toán

Đi tiểu là việc hết sức bình thường với mỗi người giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. Nhưng việc đi tiểu quá nhiều lần trong ngày được coi là những triệu chứng đáng lo ngại. Vậy hay mắc tiểu là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Thế nào được gọi là hay mắc tiểu?

Hay mắc tiểu còn gọi là tiểu nhiều lần, là tình trạng đi tiểu nhiều hơn mức bình thường. Trường hợp này có thể xảy ra cả ngày và đêm.

Theo phân tích của chuyên gia bác sĩ các Trường Cao Đẳng Dược HCM, nước tiểu do thận bài tiết ra bình thường khoảng cứ 1ml một phút, tức là mỗi ngày dao động từ 1,2 – 2 lít mỗi ngày. Nước tiểu sẽ không được đào thải ra bên ngoài liên tục mà được tích trữ trong bàng quang.

Túi chứa này có khả năng giãn nở hoặc co bóp, khả năng chứa đựng khoang 300 – 400ml. Bàng quang được điều khiển từ hệ thần kinh trung ương và giao cảm. Khi nước tiểu được bài tiết từ thận thì sẽ đi qua 2 niệu quản, tới bàng quang và được tống ra ngoài qua niệu đạo.

Với những người bình thường trung bình một ngày đi tiểu 7 – 8 lần. Vào ban đêm ngủ 8 giờ thường không đi tiểu hoặc chỉ một lần. Đó là do những chất nội tiết ADH được tiết ra vào ban đêm khiến cho thận cô đặc nước tiểu hơn và giảm lượng nước tiểu về đêm.

Như vậy, những người có số lần đi tiểu vượt quá 8 lần/ ngày với lượng nước tiểu trên 2 lít mỗi ngày thì đây được gọi là hiện tượng hay mắc tiểu. Nhất là khi không uống nhiều nước mà vẫn hay mắc tiểu thì người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý hơn.

Xem thêm:

2. Triệu chứng đi tiểu nhiều lần

Với những triệu chứng hay mắc tiểu dưới đây, người bệnh dễ dàng nhận biết được tình trạng bệnh của mình để có những phương pháp can thiệp sớm:

  • Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm: Người hay mắc tiểu với lượng nước tiểu và số lần đi tiểu tăng nhưng lượng nước nước tiểu mỗi lần đi ít, thậm chí là không tiểu được.
  • Tiểu gấp: Buồn tiểu nhiều, không thể khống chế. Ngoài ra người bệnh vừa đi tiểu xong lại buồn và cần đi gấp. Với người bệnh này thường kèm theo triệu chứng tiểu buốt.
  • Tiểu buốt: Khi bắt đầu tiểu và đến khi tiểu xong thì cảm giác đau buốt càng tăng lên. Vùng mu, thắt lưng và đầu dương vật hay bị đau. Kèm theo các dấu hiệu tiểu không thành dòng, tiểu đứt quãng.

Nếu các bạn có xuất hiện một trong 3 triệu chứng trên hoặc xuất hiện đồng thời thì cần đi thăm khám bởi đây là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau.

3. Nguyên nhân gây nên hiện tượng hay mắc tiểu

Nếu bạn thắc mắc “tại sao hay mắc tiểu” thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể. Tình trạng hay mắc tiểu nhiều lần có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý hoặc những nguyên nhân không do bệnh lý.

3.1. Những nguyên nhân hay mắc tiểu không do bệnh lý

  • Do tuổi tác

Với những người lớn tuổi thì chức năng của thận bị suy giảm. Bên cạnh đó, thận khí có chức năng khí hóa nước tiểu. Có nghĩa là việc đem nước do đồ ăn thức uống tới các tổ chức cơ thể và bài tiết nước tiểu xuống ống bàng quang, sau đó mới được đào thải ra bên ngoài. Khi chức năng cô đặc nước tiểu bị ảnh hưởng thì khiến cho họ đi tiểu nhiều lần hơn.

  • Do chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt

Một số người có thói quen sử dụng các chất kích thích như trà, café, bia rượu…hoặc uống nhiều nước, ăn canh vào buổi tối thì thường đi tiểu nhiều lần

  • Thuốc

Những loại thuốc có tính lợi tiểu, nếu sử dụng thì chắc hẳn tần suất đi tiểu của bạn cũng nhiều hơn bình thường: Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc chữa trị bệnh tiểu đường.

  • Do yếu tố tâm lý

Tình trạng mất ngủ, lo âu, căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến bạn đi tiểu nhiều cả ngày và đêm.

  • Phụ nữ mang thai

Trong giai đoạn mang thai, nhất là khi thai càng lớn thì tình trạng tiểu nhiều càng tăng lên. Đó là do thai nhi chèn ép bàng quang dẫn đến việc túi dự trữ nước tiểu này bé dần và hay đi tiểu nhiều. Có thai hay mắc tiểu là hiện tượng rất bình thường, bạn không cần quá lo lắng nhé. Tình trạng này sẽ chấm dứt ngay sau khi sinh.

3.2. Hay mắc tiểu là bệnh gì?

Nếu bạn không nằm trong những trường hợp kể trên thì rất có thể, triệu chứng hay mắc tiểu do nguyên nhân bệnh lý. Mà cụ thể là những căn bệnh dưới đây, các bạn hãy lưu ý nhé:

  • Do viêm bàng quang kẽ:

Bệnh viêm bàng quang kẽ không rõ nguyên nhân có thể do vi khuẩn…thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dưới hoặc hố chậu, tiểu nhiều lần, tiểu cấp.

  • Do hội chứng bàng quang kích thích:

Khi gặp phải hội chứng này đồng nghĩa việc bàng quang bị co thắt không kiểm soát. Dẫn đến việc tiểu gấp, tiểu nhiều lần ngay cả khi bàng quang có rất ít nước tiểu.

  • Do ung thư bàng quang:

Khối u trong bàng quang dẫn đến việc xâm lấn diện tích. Nhất là khi khối u ngày càng phát triển sẽ gây chèn ép. Ngoài biểu hiện đi tiểu nhiều lần, người bệnh còn bị chảy máu khi tiểu.

  • Do bệnh lý tuyến tiền liệt:

Một số bệnh tuyến tiền liệt tăng sinh, u xơ tuyến tiền liệt gây chèn ép vào niệu đạo đồng thời kích thích bàng quang. Tình trạng này khiến cho người bệnh đi tiểu nhiều lần ngay cả khi có ít nước tiểu.

  • Do hẹp niệu đạo:

Tình trạng hẹp niệu đạo xảy ra khi u xơ tuyến tiền liệt lành tính, bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục. Triệu chứng ban đầu là tiểu buốt, tiểu nhiều lần, nước tiểu màu đục và lẫn máu.

  • Do tổn thương các dây thần kinh:

Những người bị chấn thương tủy sống hoặc tai biến mạch máu não gây ảnh hướng đến dây thần kinh. Do vậy việc điều khiến hoạt động của bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Dẫn đến việc hay mắc tiểu, tiểu gấp.

  • Do một số nguyên nhân bệnh lý nội tiết:

Ngoài những nguyên nhân bệnh lý kể trên, hay mắc tiểu còn do một số bệnh nội tiết như: đái tháo đường. Với bệnh nhân này sẽ thường xuất hiện những dấu hiệu như khát nước, khô da, sụt cân do lượng nước tiểu đào thải ra bên ngoài trên 2500ml/ ngày ra khỏi cơ thể.

4. Những biện pháp giúp cải thiện tình trạng hay mắc tiểu

Với những bệnh nhân hay mắc tiểu nhiều lần trong ngày mà không phải do bệnh lý thì hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

  • Hạn chế uống nước nhiều vào buổi tối
  • Tránh những đồ uống có cồn như rượu, bia, cafein bởi nó lợi tiểu khiến cho việc đi tiểu nhiều lần hơn.
  • Những thực phẩm có khả năng gây kích thích bàng quang mà bạn cần tránh như nước vắt cam, bưởi, chanh, dưa muối, khế sâu…bởi chúng chứa rất nhiều axit
  • Đồ uống có gas cũng là thực phẩm gây kích thích bàng quang mà bạn cần tránh nếu không muốn đi tiểu nhiều lần.
  • Chế độ ăn uống nhiều gia vị nóng, đồ ngọt cũng được khuyến cáo không nên sử dụng bởi chúng gây bất lợi tình trạng tiểu nhiều lần trong việc làm lợi tiểu. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào thì cần hỏi thăm bác sĩ để tránh loại thuốc gây lợi tiểu.

Ngoài ra, nếu tình trạng hay mắc tiểu xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì người bệnh cần phải đi thăm khám để tìm ra chính xác lý do gây bệnh và có phương pháp chữa trị kịp thời.

Những thông tin trên đây hẳn là đã giúp các bạn có được những thông tin về tình trạng hay mắc tiểu. Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không thấy tình trạng bệnh cải thiện thì cần phải đi khám các bác sĩ ngay nhé. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990