Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Người nhóm máu b dễ mắc bệnh gì? Nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Cập nhật: 22/11/2022 09:53 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Theo các chuyên gia, nhóm máu ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn, nguyên nhân là do sự khác biệt trong cơ chế bài tiết của từng nhóm máu. Bên cạnh đó còn chỉ ra rằng, những người nhóm máu B thường gặp phải một số bệnh sau như: hạ đường huyết, sâu răng, ung thư…Do vậy cần phải tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp với người nhóm máu B.

1. Người nhóm máu B dễ mắc phải bệnh gì?

Ngoài sự giảm nguy cơ mắc một số bệnh thì người nhóm máu B lại có nhiều nguy cơ mắc một số bệnh hơn những người nhóm máu khác.

1.1. Sâu răng

Người nhóm máu B nên ăn gì và kiêng gì?

Một vài nghiên cứu cho thấy, sâu răng có thể gặp ở tất cả mọi người do chế độ chăm sóc răng miệng nhưng những người nhóm máu B có nguy cơ hơn cả. Sâu răng có khả năng phá cấu trúc của răng. Do vậy nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng sâu răng có thể khiến đau răng, rụng răng, tử vong do nhiễm trùng nặng. Đây là bệnh không hề hiếm gặp nhưng nhất là những người nhóm máu B cần phải chú ý chế độ dinh dưỡng và chăm sóc răng miệng để giảm thiểu nguy cơ.

Tham khảo thêm:

1.2. Hạ đường huyết, mệt mỏi

Theo thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, những người mang trong mình nhóm máu B có nguy cơ mắc bệnh hạ đường huyết, cơ thể mệt mỏi hơn cả những người nhóm máu khác. Do vậy họ không thích hợp sử dụng một số loại thực phẩm như lạc, vừng, ngũ cốc...vì chúng chứa các chất lectin khiến cho tình trạng chuyển hóa bị trì trệ. Điều đó có thể gây cản trở quá trình sản xuất insulin dẫn đến hạ đường huyết, mệt mỏi, ứ dịch.

1.3. Ung thư

Ung thư vú thường xảy ra ở nữ giới dù bất kỳ ở độ tuổi, màu sắc dân tộc nào. Bên cạnh đó những người bị đột biến ADN tế bào vú cũng khiến cho các tế bào bị mất kiểm soát trong quá trình phát triển, khiến cho nguy cơ mắc bệnh này ngày càng cao hơn. Một vài nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người nhóm máu B thì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.

Bên cạnh đó, Ung thư tuyến tụy còn thường gặp ở những người nhóm máu B. Tuyến tụy là cơ quan nằm ngang với phía dưới và phía sau dạ dày, đóng chức năng quan trọng trong tiêu hóa. Cụ thể, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để chuyển hóa đường trong cơ thể, đồng thời còn tiết ra enzym góp phần thúc đẩy tiêu hóa thức ăn. Nguyên nhân gây ung thư tuyến tụy là khi các tế bào bị đột biến gen, các tế bào này sẽ không thể kiểm soát được sự phát triển và tiếp tục sống khi các tế bào bình thường kia đã chết. Tình trạng này dễ gặp phải ở người nhóm máu B.

Người nhóm máu B không nên quá lo lắng về tình trạng bệnh dễ mắc phải kể trên. Theo thầy cô Cao Đẳng Y Dược TPHCM, bạn hoàn toàn có thể cải thiện và khắc phục được nguy cơ gây bệnh bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

2. Người nhóm máu B nên ăn gì?

2.1. Thịt rừng, thịt thú, trứng sữa

Nhóm B là nhóm duy nhất được tiêu thụ các sản phẩm có chứa đủ các loại sữa: sữa tươi, sữa chua...Ngoài ra các bác sĩ còn khuyên họ nên ăn uống các loại thịt để phù hợp với hoạt động hệ tiêu hóa và tốt cho nhóm máu. Một số loại thịt cá như: thịt thỏ, thịt cừu, thịt nai hoặc tôm rất tốt cho sức khỏe của họ.

2.2. Rau xanh, hoa quả

Không chỉ nhóm máu B, tất cả các nhóm máu khác đều nên ăn uống nhiều rau xanh, hoa quả, nước ép hoa quả để tăng cường sức khỏe và giảm thiểu nguy cơ bệnh tật. Những thực phẩm này cung cấp Vitamin, khoáng chất, chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, phòng ngừa những tác nhân gây sâu răng, lợi

2.3. Tập thể dục thường xuyên

Chế độ tập luyện đều đặn nhằm nâng cao sức khỏe, bên cạnh đó nó còn giúp giảm nguy cơ gây nên tình trạng bệnh lý ở trên.

3. Những thực phẩm kiêng kị với những người nhóm máu B

Chế độ dinh dưỡng cho người nhóm máu B

Chế độ dinh dưỡng này dựa trên sự tồn tại hoặc vắng mặt của những kháng nguyên hồng cầu mà các nhóm máu được chia thành 4 loại A,B,AB,O. Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe người nhóm máu B, các bác sĩ còn chỉ định những loại thực phẩm mà họ không nên dùng:

3.1. Một số loại thịt

Ngoài những loại thịt rừng như thịt thỏ, thịt cừu, thịt nai và cá thì người nhóm máu B được khuyến cáo nên ăn ít thịt lợn, thịt gà. Đặc biệt là những chế phẩm từ gia cầm thì bạn nên tránh.

Thịt bò gây nên hội chứng chuyển hóa hàm lượng cortisol cao hơn dễ khiến người nhóm máu B bị stress do vậy đây là thực phẩm mà họ cần tránh. Thịt gà tuy rất tốt nhưng người thuộc diện nhóm máu B không nên nạp quá nhiều.

3.2. Một số loại hoa quả

Hoa quả rất tốt cho sức khỏe nhưng những người nhóm máu B cần tránh một số quả như quả lựu, quả dừa và những loại rau xanh như bí ngô, cà chua, ngô, bơ…

3.3. Các loại đậu và ngũ cốc

Lúa mì và các chế phẩm từ lúa mì như mì ống, bánh mì đều không tốt cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra người nhóm máu B nên giới hạn dùng một số thực phẩm như đậu đen, đậu lăng. Nguyên nhân là những người nhóm máu B có lượng đường trong máu ổn định nên khi sử dụng những sản phẩm chứa nhiều tinh bột kể trên sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Những thông tin trên đây nhằm giải đáp những câu hỏi người nhóm máu B nên ăn gì và họ thường dễ mắc bệnh gì. Hi vọng với những kiến thức này sẽ giúp họ có chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990