Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa hiệu quả

Cập nhật: 01/11/2023 16:12 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Khi lập kế hoạch chăm bệnh nhân viêm tai giữa thì cần chú ý đến chế độ vệ sinh, ăn uống  và thực hiện đúng theo y lệnh của bác sĩ. Điều đó giúp cho bệnh nhân đạt được kết quả điều trị tốt và rút ngắn thời gian hồi phục.

1. Cấu trúc tai giữa ở người lớn

Tai giữa sẽ gồm ba phần nối thông với nhau là tế bào chũm, vòi nhĩ và hõm nhĩ. Tai giữa sẽ có chức năng tiếp nhận âm thanh, truyền âm từ môi trường bên ngoài, từ đó giúp bảo vệ tai trong. Trong đó phần niêm mạc lót trong lòng ba khối rỗng này có lông chuyển, chúng có thể tiết dịch nhầy và được đào thải tự nhiên qua vòi nhĩ ra hốc mũi.

Viêm tai giữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Viêm tai giữa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Ở người trưởng thành thì vòi nhĩ phát triển đầy đủ và chiều dài khoảng 3,7cm trong khi đó thì ở trẻ nhỏ có vòi nhĩ ngắn và nằm ngang. Vòi nhĩ người lớn sẽ dài và hẹp hơn, được hướng ra trước xuống dưới để tạo với phương ngang một góc 45 độ. Bởi vậy mà trẻ em thường có nguy cơ mắc viêm tai giữa cao hơn, trong khi đó thì ở người lớn khi phát hiện ra thì bệnh đã trở nặng.

Bạn có thể chưa biết về Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Nếu không chữa kịp sẽ bị biến chứng như thế nào?

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa

Tùy vào mức độ của Viêm tai giữa, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh và phác đồ điều trị riêng biệt. Tuy nhiên, cần phải kết hợp kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa để người bệnh nhanh chóng hồi phục. Cụ thể là bệnh viêm tai giữa cần thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống tốt cho người bệnh:

3.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học

Theo các chuyên gia cho biết, chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ quyết định đến 60% sức khỏe của bạn. Với bất kỳ ai cũng cần thực hiện phương pháp dinh dưỡng hợp lý, nhất là người bị bệnh viêm tai giữa. 

3.1.1. Viêm tai giữa cần kiêng thực phẩm gì?

  • Nên tránh xa các loại đồ uống chứa cồn và chất kích thích.
  • Hạn chế dùng lực nhai với đồ ăn cứng, kẹo cao su hay đồ ăn dai. 
  • Không nên bổ sung những loại thực phẩm chứa quá nhiều đường bao gồm nước ngọt, bánh ngọt, kẹo ngọt,...
  • Hạn chế đồ uống lạnh và thực phẩm đông lạnh.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hay thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh có thể là nguyên nhân khiến cho tình trạng bệnh trở nặng nề hơn,...
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ.

Xem ngay Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim an toàn

3.1.2. Bệnh viêm tai giữa nên ăn gì?

Trong việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa thì đừng quên liệt kê những loại thực phẩm dưới đây trong chế độ ăn uống của bệnh nhân:

Tránh dùng bông ngoáy tai khiến cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn
Tránh dùng bông ngoáy tai khiến cho tình trạng viêm nghiêm trọng hơn

- Bổ sung nhiều loại rau củ, trái cây với hàm lượng lớn vitamin và khoáng chất phong phú cùng với các nguyên tố đa vi lượng rất tốt cho cơ thể. Đa dạng các loại thực phẩm nhiều màu sắc vừa giúp cải thiện tình trạng bệnh đồng thời còn mang đến một làn da tươi sáng, cân đối vóc dáng để kéo dài tuổi thọ.

- Kết hợp thêm các loại hạt ngũ cốc bao gồm hạnh nhân, óc chó, điều, hướng dương, yến mạch,... trong các bữa phụ để tốt cho sức khỏe.

- Hạn chế dùng mỡ động vật, thay vào đó nên dùng các loại dầu chiết xuất từ thực vật bao gồm dầu dừa, dầu olive, dầu gấc, dầu hướng dương, dầu mè, … Theo nghiên cứu, các loại dầu này đều rất tốt trong công tác chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa để hỗ trợ cho trái tim sức khỏe.

- Mỗi tuần thay vì ăn nhiều thịt thì nên ăn cá ít nhất 3-4 lần. Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung thêm những loại thực phẩm chức năng bao gồm Omega 3-6-9, vitamin D, vitamin E, vitamin A,...

- Người bệnh viêm tai giữa nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, chú ý tránh các loại nước có chứa fluoride hay clo.

- Nên ăn thêm những loại rong biển, cá biển, viên uống tảo biển trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

- Trong khi chế biến có thể dùng thêm muối iod hoặc muối hồng himalaya,...

Bạn có thể tham khảo Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa an toàn

3.2. Cách chăm sóc cho người viêm tai giữa tại nhà

Khi chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa ở nhà cũng không quá khó khăn. Tại vùng tai điều trị thì bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:

  • Giảm đau tai tốt nhất bằng cách lấy khăn ấm hoặc túi nhiệt chườm vào vùng tai bị viêm từ 5 - 10 phút. 
  • Nếu vùng tai của bạn có dấu hiệu sưng đỏ thì bạn lấy túi đá hoặc khăn lạnh để chườm lên.
  • Dùng một chất kháng sinh keo bạc (colloidal silver) tự nhiên để để vệ sinh vùng tai hàng ngày.
  • Với vùng tai bị viêm thì bạn hãy lấy khăn khô sạch đặt lên giường hoặc bàn, kéo theo chất dịch sẽ chảy ra ngoài theo trọng lực.
  • Quan trọng đến chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi, tránh để cho cơ thể bị căng thẳng, stress 
  • Chỉ khi có chỉ định của bác sĩ mới được nhỏ thuốc kháng sinh vào tai.
  • Không tự ý dùng thuốc đắp hoặc bôi thuốc bởi nó có thể khiến cho tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Tuyệt đối không được dùng vật cứng hay tăm bông để ngoáy tai hay lấy mủ ra ngoài, điều đó khiến cho bạn bị tổn thương tai.
  • Tránh tắm quá muộn hoặc tắm bằng nước lạnh.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi họng.
  • Che chắn và mang khẩu trang khi đi ra ngoài.
  • Tránh xa môi trường thuốc lá, khói bụi và chất độc hại.

Những chia sẻ về việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm tai giữa của Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Các bạn nên Nếu yêu thích ngành Điều dưỡng thì đừng bỏ lỡ cơ hội nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990