Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm an toàn hiện nay

Cập nhật: 01/11/2023 14:41 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan nhanh. Bởi vậy khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm thì cần phải có một số lưu ý để bảo vệ chính bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta cùng trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé

1. Tìm hiểu về bệnh truyền nhiễm là gì?

Bệnh truyền nhiễm là một dạng bệnh khá phổ biến, có tính chất lây lan nhanh. Nguyên nhân gây ra bệnh nhân đó là do vi sinh vật bao gồm virus, vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng. Căn bệnh này có tính chất lây truyền trong cộng đồng qua nhiều con đường khác nhau và có nguy cơ trở thành vùng dịch.

Với người có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm thì sẽ có thể miễn dịch dịch thể đồng thời đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Tuy nhiên mức độ và thời gian hình thành miễn dịch sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại bệnh, cơ thể người...

Dựa vào đường lây, bệnh truyền nhiễm hiện nay chia ra 5 nhóm bệnh cụ thể:

  • Bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường da và niêm mạc
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường tiêu hoá
  • Bệnh truyền nhiễm lây theo đường máu
  • Bệnh truyền nhiễm lây qua nhiều đường khác nhau
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm an toàn hiện nay

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, thì bệnh truyền nhiễm có tốc độ và khả năng lây lan khác nhau. Tuy nhiên, với tính chất lây truyền thì khi chăm sóc người bệnh không được chủ quan.

2.1. Đặc điểm của khoa truyền nhiễm

Theo bác sĩ chuyên khoa thì khoa truyền nhiễm là nơi phát hiện, cách ly đồng thời điều trị bệnh nhân truyền nhiễm cho đến khi người bệnh khỏi hoàn toàn. Đây được xem là nơi có nguy cơ lây bệnh cao bởi tập trung nhiều người mắc bệnh truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, tại vùng nguy cơ mà có những trường hợp nghi ngờ thì vẫn phải được nhập viện theo dõi. Đồng thời xác định chẩn đoán và sau đó cho bệnh nhân xuất viện ngay bởi căn bệnh này hầu hết là bệnh cấp tính cần được cấp cứu và khó tiên lượng trước.

Với tính chất của khoa truyền nhiễm mà công tác chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm cũng phức tạp hơn các khoa khác nhiều. Người thực hiện công tác này phải đảm bảo một số nguyên tắc phòng, bảo vệ bản thân và môi trường. Thường họ sẽ không được tập trung sinh hoạt và người thăm nuôi cũng không được phép ở trong khu điều trị.

2.2. Công tác chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm như thế nào?

- Về việc phòng dịch bệnh:

+ Thực hiện cách ly người bệnh, người có nguy cơ...

+ Chủ động ngăn ngừa sự lây chéo trong khoa và bệnh viện.

+ Người bệnh không được xuất viện khi chưa hết điều trị, nghĩa là họ còn mang mầm bệnh.

+ Tuyệt đối không được mặc áo choàng ra khỏi bệnh viện.

+ Vật dụng cá nhân không được phép mang vào khoa truyền nhiễm.

+ Người chăm sóc chủ động biện pháp phòng ngừa: mũ, áo, khẩu trang khi tiếp xúc bệnh nhân

+ Thực hiện khám sức khỏe cho công nhân viên và tiêm ngừa.

- Chế độ báo dịch:

Các bác sĩ, điều dưỡng cần phải thực hiện công tác phòng chống dịch để chăm sóc bệnh nhân:

+ Khi có đối tượng nghi ngờ hay có kết quả xét nghiệm cần phải báo sớm

+ Thủ tục báo từ khoa truyền nhiễm đến y vụ và trạm vệ sinh phòng dịch.

+ Ghi chép trong sổ báo dịch bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ và nghề nghiệp bệnh nhân.

- Chế độ khử trùng tẩy uế:

Thực hiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm khi chăm sóc cho bệnh nhân tại khi điều trị:

+ Các đồ dùng cho người bệnh cần phải được khử khuẩn, tiệt trùng bằng ánh sáng mặt trời và hóa chất từ 6 đến 12 giờ.

+ Xử lý chất bài tiết phải trước khi đổ vào cống kín. Tẩy uế các phương tiện chuyên chở chất bài tiết.

+ Thực hiện vệ sinh bông băng, rác, mô chết trong phòng truyền nhiễm phải được tập trung và đốt.

+ Sau khi khám bệnh, nhân viên y tế phải sát trùng tay và rửa tay bằng xà phòng.

+ Mỗi ngày lau chùi sàn nhà 2 lần với dung dịch sát trùng, lau dọn tường và tủ 1 lần/ tuần.

+ Dùng tia cực tím, xông hơi với Formol từ 12 đến 24 giờ để khử trùng phòng đồng thời phải để trống từ 12 đến 24 giờ mới tiếp nhận người bệnh.

+ Phun hóa chất và quét vôi định kỳ để giúp làm diệt ruồi muỗi, gián, bọ chét, chuột.

2.3. Công tác chăm sóc bệnh nhân khoa truyền nhiễm

Đảm bảo phòng chống bệnh truyền nhiễm hiện nay
Đảm bảo phòng chống bệnh truyền nhiễm hiện nay

Điều dưỡng viên là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân khoa truyền nhiễm hiện nay. Điển hình như đại dịch Covid 19 vừa qua cũng được xem là bệnh truyền nhiễm có tính chất lây lan mạnh. Bởi vậy, các y sỹ và bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm đều phải thực hiện công tác hàng đầu để phục vụ chăm sóc sức khỏe:

- Theo dõi dấu hiệu sinh tổn của bệnh nhân

+ Thực hiện y lệnh và theo dõi biến chứng của bệnh.

+ Vệ sinh cá nhân cho người bệnh về mắt, răng, miệng, da và tai.

+ Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ cho bệnh nhân

+ Tẩy uế chất bài tiết và đồ dùng cá nhân cho người bệnh để đảm bảo công tác phòng chống lây truyền dịch.

+ Giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân, trấn an và khuyến khích người bệnh an tâm điều trị.

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh:

+ Tuyên truyền kiến thức về loại bệnh mắc phải và thực hiện công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.

+ Thực hiện tiêm phòng khi có dịch và sau khi xuất viện.

+ Khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc đi vào vùng dịch thì phải tiêm phòng và tuân thủ công tác phòng chống dịch ở địa phương.

Tham khảo về cách Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân khó thở như thế nào?

3. Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là gì?

Khi thực hiện lập kế hoạch chăm sóc bệnh truyền nhiễm thì cần phải thực hiện biện pháp dưới đây để giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng:

  • Rửa tay: Thực hiện rửa tay đúng lúc rất quan trọng thời điểm trước và sau ăn hoặc ngay sau khi đi vệ sinh. Tuyệt đối không lấy tay chạm lên mắt, mũi hoặc miệng bởi đây là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể.
  • Tiêm phòng: Đây là cách giúp cho bạn giảm đáng kể khả năng mắc bệnh và nguy cơ lây nhiễm cũng như tác động của bệnh với cơ thể.
  • Ở nhà khi ốm: Nếu có triệu chứng nôn mửa, sốt hoặc tiêu chảy thì không nên đi làm hoặc ra ngoài. Tốt nhất hãy ở nhà cách ly để tránh bị lây nhiễm hữu hiệu.
  • Chuẩn bị thức ăn an toàn: Vệ sinh phòng bếp và các bề mặt khác sạch sẽ khi chế biến thực phẩm. tốt nhất phải ăn chín uống sôi, tuyệt đối tránh những món ăn không rõ nguồn gốc hay thức ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã. Tránh các loại độ ăn trữ đông lạnh, nhằm giúp cho thực phẩm được bảo quản được lâu hơn.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Với người mắc bệnh truyền nhiễm như lậu, sùi mào gà... thì khi quan hệ tình dục hãy tự biết cách phòng vệ cho người khác tránh lây lan hoặc có các hành vi thuộc nhóm nguy cơ cao.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân: Không dùng chung khăn tắm, bàn chải đánh răng, lược, dao cạo râu, cốc uống nước và dụng cụ ăn uống khác.
  • Tiêm phòng: Nếu có nhiệm vụ phải đi nước ngoài hay du lịch thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ tiêm phòng một số loại Vacxin của dịch tả, sốt, viêm gan A, B hay bị sốt thương hàn khi cần thiết để bảo vệ bản thân.

Rất nhiều bệnh truyền nhiễm nặng nề gây ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng phác đồ và kịp thời. Theo đó, vai trò của Điều dưỡng viên tại khoa này có ý nghĩa quan trọng quyết định đến khả năng phục hồi cho bệnh nhân.

Chúng ta đã cùng đối mặt với đại dịch covid 19 và đối diện với rất nhiều khoảnh khắc, càng tô thêm nét đẹp cho những người chiến sĩ áo trắng trong mặt trận phòng chống dịch. Để mang lại hoạt động sản xuất và cuộc sống tốt đẹp hiện nay thì đó là công rất lớn của các Điều Dưỡng viên.

Nếu như bạn yêu thích công việc ngành Điều dưỡng này thì bạn hãy tìm hiểu thông tin tuyển sinh cao đẳng Điều dưỡng chính quy của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch. Đây là ngôi trường được đánh giá cao về chất lượng đào tạo với chuyên môn của ngành học.

Với thông tin chia sẻ về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân truyền nhiễm trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990