Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hiệu quả sẽ giúp bạn ngăn ngừa biến chứng và rút ngắn thời gian phục hồi. Ngoài thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn thì quan trọng nhất vẫn là phải chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt để người bệnh an tâm. Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Quá trình hồi phục cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sau phẫu thuật
Theo bác sĩ chuyên khoa, thì đa số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phẫu thuật mà vẫn được cải thiện triệu chứng chỉ trong vài tuần. Tuy nhiên tình trạng này khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chức năng của chân và cần phải phẫu thuật để cải hiện triệu chứng.
Người bệnh sau khi phẫu thuật thì có thể xuất viện và về nhà trong vòng 24 tiếng, tuy nhiên vẫn có người cần vài ngày để kiểm soát triệu chứng và biến chứng. Các phương pháp phẫu thuật hiện nay được thực hiện khá đơn giản, an toàn và ít khi xảy ra những biến chứng không mong muốn. Thường thì người bệnh được phục hồi chức năng hoàn toàn trong khoảng từ 4 – 6 tuần sau khi phẫu thuật.
Tham khảo ngay lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau cột sống thắt lưng
2. Thời gian hồi phục cho người bệnh sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm
Sau thời gian mổ thoát vị đĩa đệm thì người bệnh cần được chăm sóc sức khỏe phù hợp nhằm để ngăn ngừa đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương liên quan. Dưới đây là thông tin về lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị địa đệm sau phẫu thuật:
2.1. Tuần đầu tiên sau khi phẫu thuật
Tuần đầu tiên sau khi xuất viện thì người bệnh cần phải chú ý về các chuyển động để có tư thế hoạt động thích hợp khi đứng hoặc ngồi. Từ đó cần phải tránh nâng vật nặng hay hoạt động cúi người về phía trước. Đồng thời kết hợp với việc bảo vệ lưng có thể phục hồi sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng.
Thời gian này nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Bắt đầu với những hoạt động nhẹ nhàng đơn giản, sau đó hãy nâng cao mức độ hoạt động từ đó giúp bảo vệ lưng bằng cách tránh nâng đồ vật hay ngồi xổm và tránh cúi người.
Các hoạt động có thể tăng mức độ từ từ đồng thời kết hợp quan sát vết mổ nhằm giúp kiểm tra những dấu hiệu nghiêm trọng, bao gồm tình trạng sưng tấy, tấy đỏ hoặc bị tiết dịch. Kết thúc 1 tuần thì người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi triệu chứng.
2.2. Ba tuần sau khi phẫu thuật
Khoảng thời gian từ 3 tuần sau phẫu thuật trở đi thì bạn có thể xem xét thực hiện một số công việc ít vận động hoặc tác động thấp. Với dân văn phòng thì bạn hãy chú ý về tư thế phù hợp và hạn chế ngồi quá lâu. Lưu ý nên giữ vị trí trung tính với cột sống khi ngồi hoặc đứng từ đó giúp đảm bảo quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
Với các công việc nặng nhọc thì người bệnh cần được nghỉ ngơi thêm vài tuần.
Thường đến tuần thứ 4 thì người bệnh sẽ cảm thấy hồi phục hoàn toàn. Và có thể được quay trở lại các hoạt động bình thường, bắt đầu thực hiện những hoạt động tác động cao trong khoảng từ đầu tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau phẫu thuật.
Trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, thì hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn các bước cần chuẩn bị và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Kết hợp với lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm để người bệnh được phục hồi nhanh chóng.
Tham khảo thêm Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau thần kinh tọa an toàn
3. Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau khi phẫu thuật thì bệnh nhân có thể đi lại trong phòng hoặc lên xuống cầu thang để cải thiện khả năng vận động. Với thời gian phục hồi tốt thì bệnh nhân sẽ được xuất viện và chăm sóc tại nhà.
Cụ thể, chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần phải thực hiện theo kế hoạch của chỉ định của bác sĩ chuyên môn khuyến cáo:
3.1. Kế hoạch chăm sóc chung cho bệnh nhân
Để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục thì bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm cụ thể dưới đây:
- Bệnh nhân sau phẫu thuật cần phải được ngủ đủ giấc để phục hồi hiệu quả
- Xây dựng kế hoạch hồi phục chức năng phù hợp cho bệnh nhân theo ý kiến của bác sĩ chuyên môn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi bởi việc ngủ sẽ giúp cơ thể được chữa lành, nên ngủ đủ giấc để cơ thể được phục hồi. Bên cạnh đó thì có thể thay đổi nệm, rèm cản sáng vào tạo không gian thư thái cho giấc ngủ.
- Hỗ trợ cải thiện chức năng cột sống sau phẫu thuật bằng cách đi bộ tập thể dục hàng ngày. Ngày đầu có thể đi bộ ngắn khoảng từ 10 – 15 phút xung quanh nhà và những ngày sau đó có thể tăng lên đến 10.000 bước.
- Luôn luôn giữ tinh thần thoải mái nhằm giúp cho cơ thể được hồi phục tốt nhất. Mỗi người sẽ có thời gian phục hồi khác nhau, bởi vậy bệnh nhân không nên quá lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Xoa bóp, massage giúp cho cơ thể được thư giãn và giải phóng căng thẳng.
3.2. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng sẽ tác động lớn đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Khi lập kế hoạch chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm thì cần lưu ý đến thực phẩm nên ăn và cần tránh để quá trình phục hồi được rút ngắn lại.
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân bao gồm:
- Uống nhiều nước: Để phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì việc bổ sung nước đầy đủ là việc quan trọng. Bởi nước là thành phần để lưu thông chất dinh dưỡng trong cơ thể đồng thời hỗ trợ bảo vệ các khớp, các cơ quan trong cơ thể.
- Bổ sung thực phẩm giàu protein: Protein là thành phần giúp cho cơ thể phục hồi tốt sau phẫu thuật. Bên cạnh đó thì nó còn đảm nhiệm trong quá trình phục hồi sụn sau sự tổn thương của đĩa đệm. Có thể bổ sung các thực phẩm lành mạnh giàu protein trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, quả hạch, trái cây, ức gà với các loại cá béo như cá hồi.
- Bổ sung chất xơ: Sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải vấn đề về táo bón, bởi vậy người bệnh cần phải được bổ sung chất xơ đầy đủ từ các loại rau, hoa quả như quả lê, sung, quả mọng, bơ, chuối, bông cải xanh và các loại đậu để ngăn ngừa táo bón.
3.3. Giảm đau
Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau sau phẫu thuật, tuy nhiên đây là dấu hiệu phổ biến và không quá nghiêm trọng. Để làm giảm thiểu tình trạng này thì người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây:
- Sử dụng thuốc giảm đau: Nên dùng với các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa rủi ro với bệnh nhân.
- Sử dụng túi chườm đá và đệm sưởi: Nên áp dụng chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau sau phẫu thuật. Mỗi lần chườm với thời gian khoảng từ 15 phút hoặc 20 phút đồng thời phải được nghỉ ngơi ít nhất hai tiếng nhằm giúp bảo vệ làn da.
- Sắp xếp các loại thuốc: Tốt nhất hãy tham khảo những loại thuốc cần sử dụng để tránh bị nhầm lẫn. Nhất là với bệnh nhân mới phẫu thuật xong thì cần có người thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
- Các loại thuốc nhuận tràng: Nếu bị táo bón sau phẫu thuật có thể dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.
3.4. Dụng cụ hỗ trợ
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, các bác sĩ có thể chỉ định bạn áp dụng một số dụng cụ hỗ trợ để hoạt động nhanh chóng:
Dưới đây là những dụng cụ chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm như sau:
- Dùng gậy hoặc khung tập đi nhằm giúp cho bệnh nhân được hỗ trợ vận động sau phẫu thuật hoặc di chuyển xung quanh nhà.
- Có thể dùng bệ nâng bồn cầu xung quanh bồn cầu để giúp nâng chiều cao và người bệnh có thể sử dụng nó dễ dàng hơn. Không chỉ vậy, bạn còn có thể lắp thanh vịn nếu muốn được hỗ trợ cần thiết.
- Sử dụng ghế tựa rồi nâng hai chân lên còn lưng thì ngả trên ghế từ đó giúp làm giảm bớt sự khó chịu. Trường hợp không có ghế tựa thì bạn có thể dùng gối kê bên dưới chân và sau lưng.
- Đi ngủ với bộ đồ thoải mái, không gian yên tĩnh giúp bạn có được tâm trạng tốt nhất.
- Có thể dùng nẹp lưng nhằm hỗ trợ cơ thể và cột sống khi di chuyển và thực hiện một số hoạt động.
3.5. Tránh căng thẳng
Sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần phải có điều kiện nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý nhằm tránh sự áp lực tâm lý. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện tâm lý người bệnh có thể giải trí như sau:
- Xem phim ảnh và các chương trình TV
- Đọc sách và tạp chí
- Nghe nhạc
- Tập duyệt các trò chơi ô chữ với người lớn nhằm tăng sự nhạy bén và phát triển não bộ tốt hơn.
- Chơi trò chơi điện tử trên máy tính bảng và trên điện thoại thông minh.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ việc thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm phù hợp trên đây sẽ giúp cho người bệnh hồi phục đúng hướng. Đồng thời tránh được những rủi ro nghiêm trọng, nếu có thắc mắc gì hãy để lại câu hỏi được hỗ trợ nhé.