Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kế Hoạch Chăm Sóc Bệnh Nhân Mổ Sỏi Thận Phục Hồi Nhanh

Cập nhật: 07/12/2022 17:00 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Như các bạn đã biết thì việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận là vô cùng quan trọng. Bệnh nhân sau mổ sức khỏe còn khá yếu bởi vậy nên việc chăm sóc cần được chú trọng để bệnh nhân sớm phục hồi và hạn chế bị biến chứng. Thông tin sẽ được chia sẻ cụ thể dưới đây nhé.

1. Khi nào được chỉ định mổ sỏi thận?

Bệnh sỏi thận thường xảy ra phổ biến, nguyên nhân là bởi các chất muối khoáng trong nước tiểu bị kết tinh thành sỏi trong thận. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như nhiễm trùng đường tiết niệu và tắc đường tiểu. Nguy hiểm hơn thì sỏi thận có thể gây ra suy thận, vỡ thận và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Sỏi thận gây đau lưng, đau bụng và mệt mỏi
Sỏi thận gây đau lưng, đau bụng và mệt mỏi

Nếu những biện pháp chữa sỏi thận khác không đáp ứng điều trị thì bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ sỏi thận. Nhất là với bệnh nhân có sỏi lớn, viên sỏi có cấu tạo phức tạp mà không thể tự thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu.  

Bên cạnh đó, phương pháp mổ sỏi thận còn được áp dụng với trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận gây ra biến chứng nguy hiểm bao gồm: nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc đường tiểu, thận bị ứ nước và bị suy thận.

Hiện nay có 2 phương pháp mổ sỏi thận là mổ mở và mổ nội soi. Trong đó thì mổ nội soi là phương pháp sẽ giúp cho sỏi được tống khứ ra ngoài cơ thể nhanh chóng, dễ dàng. Quan trọng hơn cả là cơ thể bệnh nhân sẽ được phục hồi nhanh chóng đồng thời giúp ngăn ngừa và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn có thể muốn tìm hiểu thêm về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng

2. Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận là công việc cần thiết, quyết định sự thành bại của ca mổ. Người bệnh cần phải được chăm sóc tốt, cẩn thận để tránh gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe đồng thời cải thiện khả năng hồi phục của bệnh.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi thận
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi thận

2.1. Chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi thận tại bệnh viện

2.1.1. Cẩn trọng khi vận chuyển người bệnh

Các bác sĩ khuyến cáo, sau khi mổ thì người bệnh không nên nằm một chỗ bởi không tốt cho việc lưu thông khí huyết. Chính vì vậy, khi chăm sóc bệnh nhân sau mổ sỏi thận thì bạn cần vận chuyển, giúp họ thay đổi tư thế. Lưu ý không nên đổi tư thế đột ngột bởi điều đó sẽ khiến người bệnh bị choáng váng, tụt huyết áp, và trụy mạch. Tốt nhất, bạn hãy dùng xe đẩy để vận chuyển bệnh nhân hay như loại tấm cuốn để chuyển bệnh nhân từ nơi này sang nơi khác tiện lợi hơn.

2.1.2. Chuẩn bị giường, phòng bệnh nhân

Nên lựa chọn loại giường êm, chắc chắn, thoải mái cho người bệnh. Tốt nhất là có thể điều chỉnh được độ cao độ nghiêng để bệnh nhân dễ hành động. Bên cạnh đó thì khi bệnh nhân chưa tỉnh, chưa có phản xạ ho thì tốt nhất hãy nằm nghiêng đầu sang bên hoặc nằm ngửa có một gối mỏng lót dưới vai giúp cho cổ và đầu ngửa ra sau.

Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp, nếu trời lạnh thì dùng túi nước nóng, chăn ấm đặt cạnh người bệnh… Còn khi thời tiết nóng thì nên dùng phòng có điều hòa sẽ giúp cho cơ thể người bệnh khỏe mạnh, tránh phát bệnh khác.

Tham khảo về Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chi tiết nhất

2.2. Chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi thận tại nhà

2.2.1. Chăm sóc vết mổ

Để người bệnh hồi phục nhanh và làm lành vết thương thì chú ý chăm sóc vết mổ là điều rất quan trọng. Trường hợp vết mổ bị rỉ máu, người bệnh tim đập nhanh, khó thở thì tốt nhất hãy báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi thận thì chú ý thay băng thường xuyên để tránh xảy ra tình trạng nhiễm trùng.

2.2.2. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý

Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận nhằm giúp hồi phục sức khỏe và chữa lành vết thương.

Những ngày đầu sau mổ thì cơ thể người bệnh khá yếu. Để làm giảm áp lực cho tiêu hóa thì bạn nên chọn những loại thức ăn mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu bao gồm: cháo, súp, mì, sữa hoặc phở…

Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để vết mổ nhanh lành và nhanh chóng hồi phục. Không nên để cho bệnh nhân phải kiêng khem quá mức, bởi nó sẽ khiến cho bạn dẫn đến tình trạng thiếu chất.

Sau khi mổ, thận đang cần thời gian hồi phục nên còn yếu, bị suy giảm chức năng thận bởi vậy mà người bệnh cần phải hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều muối nhằm giúp làm giảm tải hoạt động cho thận. Bổ sung nhiều nước hàng ngày để giúp tăng cường chức năng thận và tăng lượng bài tiết nước tiểu giúp đẩy sỏi ra khỏi cơ thể…

Chế độ ăn uống hàng ngày nên bổ sung thêm chất xơ, canxi trong sữa, rau xanh và hoa quả nhằm giúp tăng cường chức năng thận và ngăn ngừa bệnh tái phát.

2.2.3. Tích cực luyện tập rèn luyện sức khỏe

Với bệnh nhân sau khi lành miệng vết thương thì có thể bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường sức khỏe khi đi bộ, tập yoga

Bên cạnh đó thì người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm giúp ngăn chặn và điều trị bệnh kịp thời, hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Việc lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân mổ sỏi thận đòi hỏi phải tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích nhé. Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990