Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khám thai lần đầu khi nào và cần lưu ý những gì?

Cập nhật: 24/08/2019 11:28 | Người đăng: Lường Toán

Khám thai lần đầu là cột mốc khá quan trọng đối với sản phụ và thai nhi. Tại thời điểm này, các bác sĩ sẽ xác nhận sự làm tổ của thai nhi trong tử cung và tiền sử bệnh của người mẹ. Vậy khám thai lần đầu khi nào?

Việc chăm sóc sức khỏe thời kỳ mang thai là khá quan trọng giúp bé khỏe mạnh khi chào đời. Bởi vậy mà mốc thời gian khám thai lần đầu khá quan trọng với mẹ mà bé, bất kỳ ai cũng nên nắm rõ. Nhưng không phải ai cũng biết nên khám thai lần đầu khi nào, do vậy bài viết này sẽ giúp bạn tổng hợp kỹ hơn nhé.

Khám thai lần đầu khi nào là tốt nhất

Tham khảo thêm:

Nên đi khám thai lần đầu khi nào?

Nhờ vào sự phát triển và tiến bộ của Kỹ thuật Y học hiện nay, việc khám thai trở nên dễ dàng và phổ biến hơn hết. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng nắm được thời gian khám thai ban đầu là hợp lý.

Thầy cô khoa Hộ sinh của Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Trong hai tuần đầu sau khi thụ thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 tiếng và thực hiện các hoạt động phân bào. Sau 2 -3 ngày tiếp theo, hợp tử này sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đó. Do vậy mà khi thấy dấu hiệu trễ kinh và dùng que thử thai thấy 2 vạch thì người mẹ có thể đi khám thai lần đầu tiên.

Mục đích của việc khám thai lần đầu như thế nào?

Mỗi mốc khám thai lại có mục đích khác nhau nhằm giúp đảm bảo sự phát triển ổn định và an toàn nhất cho mẹ và bé. Trong đó khám thai lần đầu là bước quan trọng nhất. Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết về tình hình sức khỏe của mẹ và bé đồng thời kiểm tra tiền sử sức khỏe của thai phụ và đưa ra những xét nghiệm cần thiết.

Mỗi bác sĩ sẽ thực hiện quá trình khám thai lần đầu khác nhau nhưng về cơ bản thì việc khám thai lần đầu bao gồm những trình tự sau đây:

Xác nhận mẹ bầu mang thai

Các bác sĩ sẽ kiểm tra để xác nhận tình trạng mang thai của mẹ bằng việc trả lời các câu hỏi như: Những biểu hiện mang thai của mẹ hiện tại như thế nào? Lần cuối mẹ có kinh nguyệt là ngày bao nhiêu?...

Bằng những thông tin này, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra cổ tử cung và đo kích thước tử cung rồi so sánh tuổi thai, dự tính ngày sinh. Trong vài trường hợp cần thiết, các mẹ bầu sẽ được kiểm tra nước tiểu thêm một lần nữa để có kết luận chính xác hơn.

Lưu ý: Các mẹ không nên trì hoãn việc khám thai lần đầu. Bởi nó không chỉ mang những ý nghĩa tốt đẹp trên mà còn giúp các mẹ xác định tình trạng thai. Nếu thai ở ngoài tử cung mà không được phát hiện sớm thì có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người mẹ.

Xác định được tiền sử bệnh và sức khỏe của người mẹ

Để mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình khám thai lần đầu và những lần mang thai đợt tiếp theo, các mẹ cần cung cấp đầy đủ tiền sử bệnh và sức khỏe của mình để các bác sĩ có thể nắm rõ hơn nhé.

Một số câu hỏi, mẹ cần giải đáp là:

  • Tiền sử đau ốm của mẹ
  • Mẹ bầu có sử dụng chất gây nghiện hoặc chất kích thích như thuốc lá, bia rượu... hay không?
  • Bệnh mãn tính mẹ bầu mắc phải (nếu có)
  • Có gặp vấn đề vệ sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?
  • Các loại thuốc mẹ bầu thường sử dụng
  • Có tiền sử dị ứng hay không?
  • Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ bầu như thế nào?
  • Mẹ bầu đã từng phẫu thuật chưa, vào thời gian nào?
  • Tiền sử mang thai những lần trước đó (nếu có).

Việc trả lời những câu hỏi trên giúp các bác sĩ đánh giá và dự đoán những yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ bầu. Mỗi mẹ bầu nên trong suốt quá trình mang thai nên chuẩn bị sẵn một cuốn sổ khám bệnh để trả lời những câu hỏi trong lần khám thai lần đầu và những lần khám tiếp theo.

Kiểm tra chi tiết về tình trạng sức khỏe hiện tại

Nên đi khám thai lần đầu càng sớm càng tốt

Trong lần khám thai đầu tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ hơn tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, cụ thể những thông tin dưới đây:

  • Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao.
  • Đo huyết áp, dùng làm cơ sở để so sánh với các lần khám thai tiếp theo.
  • Một số trường hợp, thai phụ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu.

Tiến hành các xét nghiệm cần thiết

Mỗi bệnh viện hay phòng khám sẽ tiến hành cho bạn thực hiện những xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên khi khám thai lần đầu thì sản phụ cần phải thực hiện những xét nghiệm cơ bản sau đây:

  • Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ bầu
  • Xét nghiệm để kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như AIDS, viêm gan B...
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm để phát hiện về vấn đề ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (nếu có).
  • Kiểm tra khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thông qua xét nghiệm máu
  • Những thai phụ có nguy cơ bị tiểu đường hoặc đang mắc phải căn bệnh này sẽ phát xét nghiệm thêm về tiểu đường.

Giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu

Những câu hỏi về chế độ dinh dưỡng, đi lại, chăm sóc sức khỏe ...cho mẹ bầu là thực sự cần thiết. Do vậy nếu chưa rõ về những vấn đề trên hay có câu hỏi nào khác thì thời điểm này các mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé. Việc làm này giúp mẹ cảm thấy yên tâm và tránh bị căng thẳng trong suốt thai kỳ đồng thời đảm bảo sự phát triển an toàn cho mẹ và bé.

Những lưu ý khi khám thai lần đầu như thế nào?

Ngoài việc lưu ý đến thời gian đi khám thai định kỳ, các mẹ bầu cần phải chú ý đến những vấn đề sau đây để đảm bảo sự an toàn nhé

  • Mẹ hãy lựa chọn những cơ sở y tế và bác sĩ uy tín để các bước khám thai lần đầu diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên chuẩn bị trước những câu hỏi của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để nhận được sự giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.
  • Hãy giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám thai sau.

Trên đây là những thông tin khám thai lần đầu khi nào. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp các mẹ có hành trình mang thai an toàn, khỏe mạnh nhất. 

Thông tin hữu ích khác
su-khac-nhau-giua-thuoc-va-thuc-pham-chuc-nang Sự khác nhau giữa thuốc và thực phẩm chức năng là gì? Thuốc và thực phẩm chức năng đều là những khái niệm thường gặp trong việc chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh lý. Cùng tìm hiểu sự khác nhau... quy-dinh-duoc-duc Quy định Dược đức là gì? 7 Điều nội dung quy định cần biết Để trở thành một người Dược sĩ chắc chắn ai cũng từng nghe đến 7 quy định về Dược đức. Các quy định này là nguyên tắc đạo đức, vai trò của người... kiem-tra-chat-luong-thuoc Kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy định kiểm tra thế nào? Kiểm tra chất lượng thuốc là hoạt động bắt buộc đối với mỗi lô thuốc trước khi lưu hành trên thị trường. Vậy kiểm tra chất lượng thuốc là gì? Quy... duoc-pham-la-gi Dược phẩm là gì? Có những loại dạng dược phẩm nào? Dược là ngành học đóng vai trò quan trọng cho hệ thống Y tế hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ những kiến thức cần thiết về ngành học... hoc-y-co-can-laptop-khong Học Y có cần laptop không? Laptop là một trong những công cụ giúp tiếp cận thông tin, học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả. Do đó, khá nhiều bạn tân sinh viên thắc mắc... gps-trong-nganh-duoc GPs trong ngành Dược là gì? Quy trình đánh giá và cấp chứng nhận Ngành Dược là một ngành đặt ra nhiều quy tắc nhằm đảm bảo chất lượng cũng như an toàn của sản phẩm và GPs là yếu tố quan trọng mà chủ nhà thuốc...
Xem thêm >>



0899 955 990