Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khám thai 3 tháng đầu có mục đích gì? Lịch khám và quy trình khám thai ra sao?

Cập nhật: 31/05/2019 13:56 | Người đăng: Lường Toán

Mang thai là một hành trình không đơn giản, nhất là 3 tháng đầu. Các chị em lần đầu làm mẹ chắc hẳn đều thắc mắc về khám thai 3 tháng đầu có mục đích gì? Lịch khám và quy trình khám như thế nào đúng không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mục đích khám thai 3 tháng đầu là gì?

Hành trình mang thai được chia làm 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. mỗi giai đoạn đều phải thực hiện những bước khám khác nhau và có thể nói khám thai 3 tháng đầu là quan trọng hơn cả. Đây là bước khởi đầu quyết định đến sự sống, sức khỏe của bé. Đòi hỏi rất nhiều yếu tố khám gây ra những lúng túng.

Khám thai 3 tháng đầu rất quan trọng

Xem thêm:

Các bác sĩ chuyên khoa sản cho rằng, khám thai 3 tháng đầu có ý nghĩa rất quan trọng:

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn có thai hay không, tình trạng đơn thai, song thai hoặc đa thai…giới tính của thai nhi. Đồng thời phòng ngừa được nguy cơ sảy thai 3 tháng đầu.

Ngoài ra các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán tuổi thai, dự tính ngày sinh chính xác hơn cả so với những ngày giữa hoặc cuối thai kỳ. Từ những thông tin trên, các bác sĩ có thể dự phòng được thai già tháng, các bé sinh ra có đủ tháng hay không, đồng thời phát hiện tình trạng thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng ngay từ bên trong tử cung.

Một số bệnh lý có thể được phát hiện ngay từ 3 tháng đầu của thai kỳ như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim…Thông qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho sản phụ và có phương hướng xử lý kịp thời nhất và lên lịch khám thai cho những lần tiếp theo.

Bên cạnh việc xác định tình trạng thai nhi, các bác sĩ còn có thể phát hiện một số bệnh lý phụ khoa trong quá trình mang thai như u buồng trứng, u xơ tử cung…để đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Thông qua tình trạng trên của thai phụ và em bé trong bụng, các bác sĩ sẽ đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe để giúp hành trình làm mẹ của mỗi người phụ nữ diễn ra an toàn và đảm bảo hơn. Bên cạnh đó, bạn còn được giải đáp những thắc mắc bạn thường thấy để có những kỹ năng cần thiết nhất.

Lịch khám thai 3 tháng đầu

Hành trình mang thai thật sự là vất vả với mỗi người phụ nữ. Sau khi bổ sung những kiến thức mang thai, các mẹ hãy lên lịch trình khám thai 3 tháng đầu để có cách chăm sóc sức khỏe bản thân và bé yêu kỹ càng hơn nhé. Khám thai 3 tháng đầu không nên quá nhiều lần, điều đó thực sự không cần thiết và còn ảnh hưởng đến em bé nhé.

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ về khám thai 3 tháng đầu

Tuy nhiên bạn cần đảm bảo lịch khám thai 3 tháng đầu như sau:

  • Khám thai 6 – 8 tuần

Khám thai lần này chính là lần đầu tiên. Bạn sẽ được xác định mình có thai hay không, xác định tình trạng đơn thai, đa thai và phòng tránh tình trạng thai ngoài tử cung, thai lưu…

  • Khám 11 – 13 tuần

Đợt khám này sẽ cho thấy những dấu hiệu bất thường của thai nhi như bị dị tật bẩm sinh, hội chứng đao…Nếu khám thai càng muộn thì những dự đoán trên sẽ không còn chính xác và đưa ra hướng giải quyết nguy cơ rủi ro. Do vậy khám thai 3 tháng đầu lần này là thực sự cần thiết. Các mẹ nhớ nhé.

Quy trình khám thai 3 tháng đầu

Bạn đang thắc mắc quy trình khám thai 3 tháng đầu như thế nào? Có phức tạp không? Thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược TPHCM cho rằng, khám thai 3 tháng đầu sẽ bao gồm nhiều xét nghiệm và siêu âm khác nhau. Điều đó phải thực hiện tuần tự theo các bước:

  • Xét nghiệm nước tiểu

Thử nước tiểu hay thử nồng độ HCG trong nước tiểu là bước xét nghiệm đầu tiên để xác định bạn có thai hay không. Mặc dù bạn có thể thử thai tại nhà nhưng việc kiểm tra và thăm khám ở bệnh viện sẽ có kết quả chính xác hơn và đưa ra nhiều thông số hơn như việc thai có ở trong tử cung không, có tim thai chưa hay thai có dị tật gì không…

  • Siêu âm 3 tháng đầu

Quy trình khám thai 3 tháng đầu bao gồm nhiều siêu âm, nhưng chủ yếu là gồm 3 loại chính dưới đây:

Siêu âm đầu dò

Tìm hiểu kiến thức qua báo chí để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trong suốt thai kỳ

Siêu âm đầu do được chỉ định khi thai nhi còn nhỏ. Mục đích lần khám thai này xác định thai nằm trong tử cung hay chưa, có bị dị tật hay vấn đề gì không, xác định tuổi thai và số lượng thai nhi trong bụng.

Siêu âm đo độ mờ da gáy

Quy trình siêu âm này khá quan trọng, giúp thai phụ phát hiện ra những rủi ro của thai nhi như đã được nêu trên. Nếu có những bất thường, các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm nước ối hay không và ra quyết định xử lý.

Siêu âm 3D, 4D hay Double Test

Đây là một xét nghiệm hiện đại mới nhất hiện nay. Mặc dù không bắt buộc chỉ định nhưng với nhiều ưu điểm như độ chính xác cao thì mẹ cùng không nên bỏ qua để quyết định tình trạng phát triển bình thường của em bé. Ngoài ra phương pháp này được áp dụng nhiều hơn với tình trạng đôi thai trở lên để kết quả chính xác nhất.

  • Xét nghiệm máu đầu thai kỳ

Xét nghiệm máu là quy trình không thể thiếu trong khám thai 3 tháng đầu. Xét nghiệm máu bao gồm xác định nhóm máu, công thức máu, nhằm để phát hiện những bệnh có thể lây từ mẹ sang con qua đường máu để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh đó thai phụ nên có một vài xét nghiệm khác như viêm gan siêu vi B, Rubella, HIV, Giang mai…khi có nghi ngờ lây từ mẹ sang em bé. Ngoài ra khi mới mang thai hoặc trước khi mang thai, bạn cần cân nhắc việc đi khám sức khỏe tiền sản để kiểm tra tình hình tử cung, âm đạo, buồng trứng…để biết và phòng tránh những nguy cơ, rủi ro xấu đến cả mẹ và bé. Việc chuẩn bị đầy đủ những thủ tục trên là bước rất cần thiết để quá trình mang thai của thai phụ diễn ra an toàn và khỏe mạnh nhất.

Với những thông tin khám thai 3 tháng đầu vừa được chia sẻ ở trên, hi vọng các bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và em bé. Bên cạnh đó, bạn cần đảm bảo chọn một trong những cơ sở y tế chuyên khoa để thuận tiện theo dõi quá trình mang thai của mình hơn nhé. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990