Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn bố mẹ vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách

Cập nhật: 29/06/2024 08:48 | Người đăng: Lường Toán

Trẻ sơ sinh khi mới ra đời thường rất gặp những vấn đề về đường hô hấp. Nguyên nhân chính là do sức đề kháng còn kém đồng thời trẻ chưa quen với môi trường bên ngoài. Do vậy bố mẹ cần biết một số cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh để trẻ luôn cảm thấy dễ chịu và khỏe mạnh hơn nhé.

Để làm sạch khoang mũi bên trong của bé, nhiều bố mẹ áp dụng cách để làm cho trẻ sơ sinh hắt hơi giúp loại bỏ sự tắc nghẽn do ứ đọng chất nhầy ở bên trong. Tuy nhiên nếu phương pháp này vẫn không giúp bé bớt khó chịu thì bạn hãy rửa mũi cho trẻ đúng cách bằng những phương pháp dưới đây.

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý

Lưu ý: Bố mẹ nên chọn những chai nhỏ mũi nhỏ 5ml, đầu mũi nhỏ để giữ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh.

Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối:

Bố mẹ hãy đặt con nằm ngửa trên gối, một tay đỡ đầu bé nghiêng sang một bên, tay kia cầm chai nước muối nhỏ 2-3 giọt vào mũi.

Phương pháp này giúp cho đường hô hấp của trẻ luôn được thông thoáng và giảm bớt các hiện tượng ngạt mũi.

Xem thêm:

Vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch vệ sinh đường mũi

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên chọn dung dịch vệ sinh đường mũi Isotonic bởi dung dịch này có nồng độ muối nhẹ dịu như chất lỏng trong cơ thể và đặc biệt an toàn với trẻ sơ sinh.

Với loại này sẽ giúp loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể trẻ an toàn và hiệu quả hơn. Bố mẹ có thể mua nhanh tại các quầy thuốc hoặc tự pha chế giúp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách:

Bước 1: Cách pha dung dịch vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối

  • Hòa tan 1 thìa café muối với một cốc nước sôi
  • Để nguội hỗn hợp
  • Nên sử dụng trong vòng 3 ngày rồi pha dung dịch mới.

Dung dịch vệ sinh mũi này có thể làm giảm bớt các chất nhày dày đặc tích tụ trong đường mũi của trẻ.

Lưu ý: Không nên sử dụng phương pháp này quá 4 lần/ngày.

Bước 2: Cách nhỏ nước muối an toàn cho trẻ sơ sinh

  • Đặt bé nằm ngửa, kê cao đầu hơn 1 chút
  • Một tay đỡ đầu bé nghiêng sang 1 bên rồi nhỏ dung dịch rửa mũi 2 - 3 giọt, đợi 30 – 60 giây
  • Sau đó lấy khăn xô thấm nước mũi và không để nước mũi đi vào bên trong.
  • Vệ sinh sạch sẽ đầu chai nước muối.

Bước 3: Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh bằng máy hút

  • Đặt bé ở tư thế ngồi, đặt đầu máy hút ở ngay bên trong lỗ mũi nhưng không nên đưa vào quá sâu
  • Bóp không khí ra khỏi ống bơm và giữ tay nắm. Thả tay cầm để hút chất nhầy
  • Đưa máy hút ra khỏi mũi bé mà lấy giấy thấm lại mũi
  • Cần vệ sinh sạch trẻ máy hút mũi bằng nước sạch trước khi dùng lại.

Ngoài cách này ra, bạn có thể hút mũi bằng ống bơm. Tuy nhiên, máy hút mũi được sử dụng phổ biến hơn bởi các mẹ cho rằng biện pháp này khá an toàn, hiệu quả và sạch sẽ với trẻ.

Vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách với cách hút đờm và dãi ở họng

Phương pháp này cần được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc nhân viên y tế, bởi nó đòi hỏi tính chuyên môn và sự an toàn cho trẻ. Hút đờm, dãi ở họng trẻ là phương pháp rửa mũi được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Khi chất nhày không thể lấy ra từ máy hút và xi lanh
  • Trẻ có âm thanh thở bất thường : khò khè
  • Trẻ gặp khó khăn khi thở và khi ăn
  • Trẻ thiếu oxy thở

Cách thực hiện:

  • Nhân viên y tế đổ dung dịch nước rửa mũi vào ly. Dùng ống có công tắc, kết nối với thiết bị hút dung dịch nước mũi vào ống đầy.
  • Luồn ống này vào mũi trẻ cho đến khi ông chạm vào cổ họng.
  • Bật công tắc ống cho dung dịch rửa mũi chảy ra làm loãng chất đờm dãi ở cổ họng
  • Tiến hành hút đờm dãi vào trong ống luôn rồi rút ống ra ngoài.
  • Cần tiến hành vài lần để hút hết những chất đờm dãi trong cổ họng.

Lưu ý: Phương pháp này không nên được thực hiện tại nhà khi không có giám sát của nhân viên y tế bởi sẽ nguy hiểm đến sự an toàn của trẻ.

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng phương pháp xông hơi

Phương pháp này được thực hiện như sau:

Bố mẹ vặn nước nóng ra chậu cho đến khi phòng tắm có nhiều hơi nước nóng.

Cởi đồ cho bé rồi bế bé vào phòng tắm ngồi 5 phút

Phương pháp này giúp làm loãng chất nhầy ở mũi của trẻ. Bố mẹ cầm theo chiếc khăn để thấm mũi cho trẻ

Ngoài cách này ra, bố mẹ có thể xông hơi cho con bằng máy xông hơi hoặc bằng nước đun với lá xả, bưởi hoặc chanh…Phương pháp này giúp chất nhày loãng và nhanh chóng đi ra khỏi cơ thể.

Máy phun sương giúp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Sử dụng cách này sẽ làm dịu hệ hô hấp của bé và giúp bé dễ thở hơn.

Cách thực hiện: Bố mẹ hãy kê gối cao đầu hơn cho bé rồi xịt máy phun sương cách khoảng 20 – 30 cm.

Những lưu ý khi vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời còn non nớt, do vậy mọi bước thực hiện cần phải theo một quy trình nhất định chuẩn chỉ:

  • Những bước vệ sinh mũi cần được diễn ra hết sức nhẹ nhàng, đặc biệt là khi dùng máy bơm. Nếu sử dụng quá mạnh tay khiến mũi trẻ bị rát hoặc chảy máu, gây tổn thương cho mũi đồng thời khiến tình trạng ngạt mũi của trẻ ngày càng trở lên trầm trọng hơn
  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện rửa mũi cho trẻ sơ sinh
  • Không nên hút đờm, dãi ở họng quá 2 – 3 lần/ ngày vì có thể gây ra những tổn thương không đáng có ở họng.
  • Rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? Theo thầy cô trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thì một ngày không nên rửa mũi quá 4 lần bởi muối sẽ khiến mũi trở nên khô hơn, tình trạng ngạt mũi ngày càng trở lên trầm trọng.
  • Không cần lo nếu trong quá trình rửa mũi trẻ bị hắt hơi, việc hắt hơi có thể đẩy ra ngoài lượng vi khuẩn.
  • Cách sử dụng máy bơm hút mũi hay máy hút mũi cần được thực hiện đúng theo chỉ dẫn.
  • Làm sạch tất cả các bộ phận của máy hút mũi sau khi thực hiện xong

Trên đây là những phương pháp vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách, hi vọng bố mẹ sẽ có bài học hữu ích cho con yêu. Chúc con yêu luôn khỏe mạnh!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990