Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Mỏi chân là bệnh gì? Cách điều trị và phòng tránh như thế nào?

Cập nhật: 18/03/2023 16:44 | Người đăng: Lường Toán

Mỏi chân là hiện tượng thường gặp khi cơ chân hoạt động quá nhiều nhưng nếu mỏi chân ngay cả khi bạn ít hoạt động thì đây là dấu hiệu của một số bệnh lý. Vậy mỏi chân là bệnh gì? Các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh có chia sẻ trong bài viết sau đây.

Tình trạng mỏi chân là bệnh gì?

Nhức mỏi chân là hiện tượng không hề hiếm gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh gây nên những bất tiện trong sinh hoạt, cảm giác khó chịu, giảm sự linh hoạt ở chân tay. Cụ thể hơn, tình trạng này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập, cũng như chất lượng sống của người bệnh. Việc tìm hiểu bệnh lý liên quan nhức mỏi chân là thực sự cần thiết để có cách chữa phù hợp.

Mỏi chân là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi

Tham khảo thêm:

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mỏi chân

Nhức mỏi chân là bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân gây nên, cụ thể:

Do tuổi tác:

Với người lớn tuổi tình trạng mỏi chân thường xuyên xảy ra. Vậy tê mỏi chân là bệnh gì? Đó là do xương khớp ngày càng bị lão hóa dẫn đến tình trạng nhức, tê mỏi chân tay thường xuyên ghé thăm.

Do chấn thương:

Những va đập, chấn thương từ tai nạn nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến chức năng của xương khớp. Từ đó chân bị tổn thương mà thường xuyên bị mỏi.

Do tính chất công việc:

Những đối tượng như giáo viên, công nhân, nhân viên văn phòng…thường rất hay gặp phải tình trạng mỏi chân. Đó là do tính chất công việc ít vận động khiến cho dây thần kinh bị chèn ép. Một khi khí huyết kém lưu thông thì chân rất dễ bị nhức mỏi.

Do thiếu canxi:

Canxi là một thành phần không thể thiếu trong xương giúp xương chắc khỏe và hoạt động tốt. Nếu thiếu canxi nhẹ thì rất dễ gây nên tình trạng loãng xương, mỏi chân tay.

Chơi thể thao:

Một số bộ môn thể thao nếu hoạt động quá sức mà không khởi động kỹ trước khi tập luyện thì rất dễ gây nên tình trạng mỏi chân, thậm chí là nguy cơ chấn thương.

Đau thần kinh tọa

Khi bị đau thần kinh tọa, các đĩa đệm thoát vị ra ngoài sẽ rất dễ gây chèn ép lên dây thần kinh. Ngoài gây đau nhức chân kèm biểu hiện đau rát, chuột rút thì người bệnh còn có biểu hiện mỏi chân, cơ yêu và ngứa râm ran

Bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một trong nhiều bệnh lý gây nên tình trạng mỏi chân. Dây thần kinh bị tổn thương nhiều bởi lượng đường trong máu quá cao. Điều đó dẫn đến tình trạng chân bị tê mỏi, mất cảm giác.

Thoát vị đĩa đệm

Nếu bạn chưa biết bị mỏi chân là bệnh gì thì rất có thể là do thoát vị địa đệm. Khi các đĩa đệm bị trượt ra khỏi cột sống dẫn đến sự chèn ép lên rễ dây thần kinh tọa. Điều đó sẽ gây đau nhức chân, đau lưng dưới.

Ngoài ra hay mỏi chân còn do nhiều bệnh lý khác như: hẹp cột sống, căng cơ, giãn tĩnh mạch…Do vậy các bạn nếu gặp các biểu hiện hay mỏi chân thì cần nhanh chóng gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Cách điều trị nhức mỏi chân như thế nào?

Nếu tình trạng nhức mỏi chân do hoạt động quá nhiều, chơi thể thao quá sức, làm việc nặng… thì cách điều trị tốt nhất đó chính là nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, uống thuốc giảm đau có sự kê đơn của các bác sĩ hoặc dùng nẹp hỗ trợ…

Mỏi chân là bệnh gì cần phải đi thăm khám bác sĩ

Ngoài ra bạn có thể sử dụng các phương pháp tại nhà như:

  • Chườm đá lạnh

Chườm đá lạnh ít nhất 4 lần mỗi ngày, nhất là vị trí hay bị tê mỏi. Những ngày đầu, bạn nên thực hiện thường xuyên hơn hoặc thậm chí để băng trong 15 phút đầu tiên.

  • Tắm nước ấm

Tắm nước ấm giúp bạn thư giãn, sảng khoái đồng thời nhẹ nhàng kéo cơ bắp

Với những bạn bị nhức mỏi phần dưới của chân thì chỉ cần duỗi các ngón chân khi ngồi hoặc đứng.

Trường hợp bạn bị đau phần trên của chân thì hãy cố gắng cúi xuống và chạm các ngón tay vào ngón chân.

Bạn có thể thực hiện một trong 2 cách trên khi ngồi trên ghế hoặc lúc đứng, giữ nguyên trong 10 giây. Mỗi lần thực hiện sẽ giúp bạn giảm cơn đau rõ rệt.

Các cách phòng ngừa mỏi chân hiệu quả

Trước khi vận động, người bệnh nên thực hiện nhuần nhuyễn các bài khởi động để phòng ngừa chấn thương. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây như sau:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày 30 phút, nhất là các bài tập Yoga, thiền giúp xương chắc khỏe, dẻo dai.
  • Cung cấp những thực phẩm giàu canxi cho cơ thể như thịt gà, chuối để giảm thiểu nguy cơ chấn thương gân và cơ bắp chân.
  • Kiểm soát lượng cholesterol và huyết áp trong cơ thể bạn.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý lành mạnh, nên ăn nhiều rau, hoa quả và hạn chế những đồ ăn nhanh, thức ăn vặt, nhiều dầu mỡ để hạn chế nguy cơ bị mắc các bệnh tiểu đường, gout, thoát bị đĩa đệm…nguyên nhân của tình trạng nhức mỏi chân tay.
  • Không nên uống nhiều rượu, bia, thuốc lá sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Như vậy, các bạn vừa được giải đáp mỏi chân là bệnh gì? Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích các bạn trong việc chăm sóc sức khỏe tốt để phòng tránh bệnh tật. Nếu có thắc mắc gì về bài viết này, hãy để lại thông tin bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,... cach-dung-thuoc-omeprazol-20mg-stada-de-mang-lai-hieu-qua-cao-nhat Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® hiệu quả cao nhất Cách dùng thuốc Omeprazol 20mg STADA® để mang lại hiệu quả cao nhất là làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ và trên bao bì thuốc. Liều lượng và thời... benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo....
Xem thêm >>



0899 955 990