Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng hợp nguyên nhân và cách phòng ngừa suy thận hiệu quả

Cập nhật: 23/05/2019 08:25 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh suy thận do một số nguyên nhân như tăng huyết áp, tiểu đường và có tiền sử gia đình. Do vậy khi gặp những các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến bệnh thì bạn cần phải học các phòng ngừa suy thận dưới đây. Ngay cả khi không nằm trong những trường hợp trên đây thì các bạn cũng hãy tham khảo để duy trì cuộc sống lành mạnh nhé.

Những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận

Suy thận do nhiều nguyên nhân gây nên

Tham khảo thêm:

Suy thận cấp và mãn tính xảy ra khi thận không còn đảm nhiệm được chức năng bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể và khó kiểm soát mức độ dịch trong cơ thể. Tình trạng bệnh này có thể diễn ra âm thầm nhưng cũng có thể xảy ra đột ngột. Với những người bị suy thận giai đoạn cuối thì cần phải được ghép thận hoặc chạy thận để duy trì sự sống. Do vậy, cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có cách phòng ngừa suy thận hiệu quả.

  • Cao huyết áp: Tình trạng huyết áp cao có thể khiến các mạch máu nhỏ trong thận bị căng thẳng, ngăn chặn hoạt động của bộ phận này dẫn đến tình trạng suy thận.
  • Người có lượng cholesterol trong máu cao: Với những đối tượng này sẽ gây tích tụ mỡ trong mạch máu được cung cấp tới thận và khiến cho chức năng bài tiết của bộ phận này hoạt động khó khăn.
  • Người bị đái tháo đường tuýp 1 và 2: Khi có lượng đường quá nhiều trong máu thì dẫn đến việc thận phải làm việc hết công suất để đào thải, lâu dần khiến bộ phận này bị hỏng.
  • Bệnh thận đa nang: Tình trạng di truyền này chỉ sự tăng trưởng của các u nang trú ngụ bên trong thận
  • Tác dụng phụ của thuốc hoặc do nhiễm độc tố: Những người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm không steroid, ma túy, nhiễm độc chì…thì nguy cơ bị suy thận cũng cao hơn.
  • Do tắc nghẽn nước tiểu: Tình trạng tuyến tiền liệt phình to hoặc sỏi thận là nguy cơ gây nên những tắc nghẽn đường ra của nước tiểu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.
  • Do nhiễm trùng thận
  • Một số bệnh do virus kéo dài như Viêm gan C, Viêm gan B
  • Bệnh liên quan hệ thống miễn dịch như HIV/AIDS, Lupus…
  • Một số trường hợp bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận xảy ra quá nhiều lần có thể khiến thận bị tổn thương và dẫn đến suy thận.

Tổng hợp những phương pháp phòng ngừa suy thận hiệu quả

Xác định được nguyên nhân của bệnh thì các thầy cô Cao Đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh cũng chỉ ra những cách phòng ngừa suy thận hiệu quả:

Tập thể dục đều đặn mỗi ngày

Tập thể dục mỗi ngày để phòng ngừa suy thận

Thường xuyên tập thể dục giúp người bệnh tăng cường tuần hoàn máu, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể , từ đó sẽ nâng cao sức khỏe hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập quá sức, hãy lắng nghe cơ thể mình cần gì để lựa chọn những bài tập phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến các mô, xương và cơ…

Uống đủ nước mỗi ngày

Việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể giúp chỉ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh mà còn tăng cường hoạt động chức năng của thận làm việc hiệu quả. Tuy nhiên thì bạn cũng không nên uống nước quá nhiều, chỉ khoảng 2 lít mỗi ngày là đủ cung cấp nước cho cơ thể cả 1 ngày.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp bạn phòng ngừa được một số bệnh tiểu đường, huyết áp cao – nguy cơ dẫn đến suy thận. Không nên ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ…Thay vào đó bạn hay duy trì chế độ ăn thanh đạm, nhiều rau củ quả vừa để kiểm soát cân nặng tốt và vừa phòng ngừa tiểu đường và tăng huyết áp hiệu quả giúp bạn phòng ngừa bệnh suy thận.

Không nên lạm dụng thuốc

Lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó sử dụng thuốc quá nhiều kiến cho hệ miễn dịch suy giảm, đồng thời gây suy giảm chức năng của thận. Bởi vậy bạn cần từ bỏ những thói quen sử dụng thuốc kháng sinh để tránh gây tổn thương đến thận.

Bổ sung khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể

Những khoáng chất và Vitamin giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, hạn chế những nguyên nhân gây bệnh thận và đồng thời là cách phòng ngừa tổn thương và hạn chế nguy cơ mắc bệnh thận.

Thăm khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe 1 năm 2 lần đề kiểm soát bệnh

Thăm khám sức khỏe định kỳ được bác sĩ khuyến cáo người dân nên thực hiện ít nhất 2 lần/ năm. Việc làm này giúp tầm soát được những bệnh lý có thể xảy ra và phát hiện sớm những tổn thương của thận và đưa ra phòng ngừa suy thận hợp lý.

Thảo dược hỗ trợ phòng ngừa suy thận

Một số bài thuốc y học cổ truyền đã bào chế ra các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên dễ dàng sử dụng. Đó là Ích thận vương giúp tăng cường hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh suy thận . Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang. Từ khi ra đời, rất nhiều người đã tin tưởng sử dụng và cho thấy hiệu quả. Thành phần chính của Ích thận vương bao gồm linh chi, hoàng kỳ, trầm hương, đan sâm, mã đề, râu mèo…

Trên đây là những thông tin về cách phòng ngừa suy thận, hi vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn có được những thông tin hữu ích để có sức khỏe tốt. Những thông tin về triệu chứng suy thận sẽ được cập nhật trong chuyên mục bài viết tiếp theo, các bạn nhớ theo dõi nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990