Hiện tượng dậy thì sớm gây nên nhiều ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh chính là cách để giúp trẻ giảm thiểu được hiện tượng này.
Nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì sớm ở trẻ xảy ra ở bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi. Phần lớn hiện tượng này được hiểu đơn giản là sự phát triển trước thời hạn.
Đặc điểm của trẻ dậy thì sớm là phát dục sớm kết hợp với tâm sinh lý thay đổi và thể trạng thấp lùn. Việc phòng tránh tốt nhất chính là tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ để tránh được hậu quả không tốt.
Xem thêm:
- Các Loại Thuốc Ho Cho Trẻ Em Chiết Xuất Thảo Dược An Toàn
- Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả
Nguyên nhân do di truyền
Theo một vài nghiên cứu cho thấy, có đến khoảng ¼ trẻ em dậy thì sớm nguyên nhân do di truyền các thế hệ trong gia đình mà chủ yếu là di truyền từ bố.
Nguyên nhân do thừa cân, béo phì
Những trẻ có thể trạng mũm mĩm, thừa cân, béo phì thì sẽ làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Đặc biệt là những bé gái, do vây phụ huynh nên cẩn trọng hơn trong vấn đề này.
Trẻ được bổ sung dinh dưỡng dư thừa
Một trong những nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ đó là việc cung cấp dinh dưỡng dư thừa – yếu tổ tiềm ẩn gây hiện tượng dậy thì sớm cho trẻ. Theo một vài nghiên cứu thì chế độ dinh dưỡng của trẻ có nhiều thịt, protein thì nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ càng nhiều hơn.
Đây cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ sơ sinh. Việc này xảy ra khi trẻ được uống sữa công thức quá nhiều, sữa không an toàn gây nên nồng độ Estrogen quá cao khiến trẻ nữ dễ gặp phải tình trạng này. Bố mẹ nên thăm khám thường xuyên cho con để có phát hiện sớm tình trạng này và có cách phòng ngừa tốt nhất.
Do ô nhiễm môi trường
Những chất tẩy rửa, đồ nhựa công nghiệp hay thuốc trừ sâu là một trong những sản phẩm khó phân hủy có thể gây nên những rối loạn về nội tiết. Đặc biệt là những bà mẹ trong quá trình mang thai ăn nhiều thực phẩm có chứa chất bảo quản…thì cũng là một yếu tố tiềm ẩn gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ sơ sinh và trẻ em.
Nguyên nhân bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân dậy thì sớm ở trẻ kể trên thì bệnh lý là cũng là một yếu tố đáng lo ngại.
- Nguyên nhân dậy thì sớm trung ương: Một số bệnh gây nên nồng độ GnRH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hoocmon sinh dục như: Khối u trong não hoặc tủy sống, viêm màng não, suy giáp, hay bức xạ vào não hoặc cột sống.
- Nguyên nhân khác dậy thì sớm ngoại vi: Việc gia tăng sản xuất estrogen hay testosteron từ khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên hoặc tiếp xúc với các sản phẩm bên ngoài như thuốc mỡ, khối u buồng trứng…
Những tác hại của việc dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì sớm ở trẻ không chỉ gây nên những ảnh hưởng về tâm sinh lý của trẻ mà còn gây nên nhiều bất lợi. Các bố mẹ cần chú ý đến những tác hại này với con trẻ nhé:
Quan hệ tình dục sớm:
Sự phát triển nhiều về tâm sinh lý dẫn đến nhu cầu ham muốn tình dục của trẻ cũng sớm theo. Với những bé còn nhỏ chưa có suy nghĩ chín chắn rất dễ là đối tượng để các kẻ xấu lợi dụng. Mang thai khi ở độ tuổi còn nhỏ, ảnh hưởng đến tâm lý và đặc biệt là sức khỏe của trẻ. Ngoài ra trẻ còn có nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nếu không được trang bị kiến thức sinh sản sớm để bảo vệ bản thân.
Ảnh hưởng đến tâm lý:
Những thay đổi trên cơ thể khiến nhiều trẻ cảm thấy ngại ngùng đặc biệt là các bé gái. Khi thấy sự khác biệt của mình không giống với bạn bè cùng trang lứa, trẻ dễ chịu trêu chọc, cảm thấy tự ti về lấu dần có thể để lại di chứng về tâm lý cho đến khi trưởng thành.
Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này, bố mẹ cần trò chuyện, làm bạn với con nhiều hơn, giải thích cho trẻ hiểu đồng thời trang bị những kiến thức sinh sản để trẻ bảo vệ bản thân. Trong một số trường hợp có thể đưa trẻ đi gặp các bác sĩ tâm lý để giúp trẻ dễ dàng vượt qua tình trạng này.
Hạn chế chiều cao
Dậy thì sớm ở trẻ khiến cho trẻ có giai đoạn dậy thì ngắn. Ở độ tuổi đó, có thể trẻ phát triển nhanh và cao lớn hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Nhưng đến độ tuổi trưởng thành thì chiều cao phát triển chậm lại hoặc dừng phát triển khiến trẻ thấp hơn so với bạn bè.
Ảnh hưởng đến kết quả học tập:
Những thay đổi về tâm sinh lý quá sớm dẫn đến việc trẻ bị bỏ bê, lơ là trong học tập, nhất là khi không có bố mẹ bên cạnh. Do vậy giai đoạn này, bố mẹ hãy thường xuyên chủ động nói chuyện với con, giúp con vững tâm lý trong học hành. Đồng thời sát sao với việc học của con hơn.
Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang:
Theo một số nghiên cứu cho thấy, trẻ dậy thì sớm trước 8 tuổi thì nguy cơ rối loạn nội tiết tố và hội chứng buồng trứng đa nang khi trường thành cao hơn.
Giải pháp phòng ngừa hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ
Dậy thì sớm ở trẻ bắt nguồn từ một số nguyên nhân bệnh lý bên trong cơ thể. Bên cạnh đó có thể so chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày không phù hợp. Để hạn chế tính trạng này, bố mẹ có thể thực hiện những cách dưới đây:
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng đóng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bố mẹ cần kết hợp chế độ ăn uống phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng bao gồm nhiều rau, củ , quả và đặc biệt hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, đồ hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo…và những thực phẩm có chứa hoocmon tăng trưởng.
- Hạn chế sử dụng những thực phẩm, đồ dùng có chứa estrogen và testosterone
Bố mẹ không nên cho con sử dụng kem, thuốc, thực phẩm có chứa các thành phần liên quan đến hoocmon sinh dục.
- Tăng cường vận động
Vận động nhiều không những tốt cho sức khỏe mà còn khắc phục được hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ, đồng thời trau dồi kỹ năng sống cho trẻ. Bố mẹ nên để trẻ tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày với các môn thể thao như bóng đá, cầu lông, bơi lội, đá cầu…
- Thăm khám hàng năm
Với những trẻ xuất hiện những hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ thì bổ mẹ nên cho con đi thăm khám hàng năm để có cách phòng ngừa sớm triệu chứng này tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ do các thầy cô Cao Đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bố mẹ có kiến thức chăm sóc con và giúp con phòng ngừa hiện tượng này.