Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giải cứu làn da bị cháy nắng bằng 8 cách đơn giản, hiệu quả

Cập nhật: 27/03/2024 17:00 | Người đăng: Lường Toán

Làn da cháy nắng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vậy cần phải làm gì với làn da bị cháy nắng? Các bạn hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Làn da bị cháy nắng khiến bạn có cảm giác bỏng rát. Ngay lập tức bạn hãy tìm kiếm những thứ có thể làm mát da càng nhanh càng tốt. Bạn có thể sử dụng đá lạnh, khăn lạnh hoặc xịt khoáng làm mát da và cân bằng nhiệt độ cho làn da. Sau đó bạn hãy sử dụng một trong các mẹo nhỏ dưới đây để giải cứu làn da bị cháy nắng nhé.

Tham khảo thêm:

Nên làm gì khi da bị cháy nắng?

1. Mật ong

Mật ong là một nguyên liệu dùng để chăm sóc da hữu hiệu. Không chỉ cung cấp độ ẩm cho da mà mật ong còn giúp tái tạo da nhanh chóng và khắc phục tình trạng da bị cháy nắng.

Ngay khi có thể, bạn hãy thoa trực tiếp mật ong lên da hoặc pha với nước chanh theo tỉ lệ 80/20. Bên cạnh đó bạn có thể trộn mật ong với sữa tươi rồi bôi lên vùng da bị tổn thương. Thực hiện theo các bước chữa da bị cháy nắng này sẽ giúp da hết bị đau rát mà còn phục hồi khá nhanh.

2. Rửa bằng nước trà xanh

Trong một vài nghiên cứu, trà xanh có chứa nhiều chất catechin và flavonoid. Hai chất này sẽ giúp xoa dịu cảm giác nóng rát do bị cháy nắng đồng thời khôi phục các tế bào bị tổn thương, đen sạm. Do vậy đây chính là một biện pháp khắc phục làn da cháy nắng để lấy lại vẻ đẹp và sức sống cho làn da của mình.

3. Yến mạch

Bột yến mạch có chứa avenanthramides – Đây là chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm đau và các triệu chứng ngứa da. Bên cạnh đó chúng còn giúp trung hòa gốc tự do và ngăn chặn tối đa sự đột biến của tế bào gây ung thư da. Do vậy cần làm gì khi da mặt bị cháy nắng thì bạn đừng quên công dụng tuyệt vời của bột yến mạch nha.

Bạn có thể thực hiện theo 2 cách dưới đây:

  • Cách 1: Pha 2 chén yến mạch với nước mát rồi rửa vùng da bị tổn thương khoảng 30 phút
  • Cách 2: Trộn yến mạch với lòng trắng trứng rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do cháy nắng.

Lưu ý: Khi hỗn hợp khô cần phải rửa sạch bằng nước mát.

4. Chữa da cháy nắng bằng sữa ong chúa

Không chỉ giúp chữa làn da bị nám, tàn nhang, sữa ong chúa còn có khả năng tăng đề kháng cho da và có tác dụng chữa làn da bị cháy nắng. Để đạt được hiệu quả, các bạn hãy thực hiện theo cách dưới đây:

Thoa trực tiếp sữa ong chúa lên vùng da bị cháy nắng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc có thể trộn sữa ong chúa với nước hoa hồng bôi sẽ làm giảm các triệu chứng của da bị cháy nắng.

5. Dưỡng da bị cháy nắng bằng nha đam

Phải làm gì khi làn da bị cháy nắng? Giải đáp câu hỏi này, thầy cô Trường Cao Đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cho rằng: Dưỡng da là bước không thể thiếu để làn da bị cháy nắng sớm lấy lại vẻ đẹp.

Trong rất nhiều biện pháp thì nha đam là một cách hữu hiệu, giúp làm giảm viêm, chống lão hóa và duy trì độ ẩm cho da rất tốt. Do vậy mà nha đam là thành phần không thể thiếu khi làn da bị cháy nắng. Bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:

  • Bước 1: Trích xuất ruột nha đam rồi để vào ngăn mát tủ lạnh tầm 15 phút
  • Bước 2: Bôi nha đam lên vùng da cháy nắng massage tầm 5 – 10 phút
  • Bước 3: rửa lại vùng da trên với nước.

Nha đam với các dưỡng chất khi được làm lạnh sẽ nhanh chóng làm mờ đi vết cháy nắng và xoa dịu làn da. Mỗi tuần nên thực hiện 3 – 4 lần để cải thiện làn da đều màu và giúp cung cấp dưỡng chất cho da nhanh chóng hồi phục.

6. Giấm táo

Giấm táo được biết đến là nguyên liệu giúp kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Do vậy với làn da bị cháy nắng sẽ giúp nhanh chóng lấy đi lớp da bị cháy trả lại làn da mịn màng. Cách thực hiện rất đơn giản là hòa một chút giấm táo vào bồn tắm và ngâm mình khoảng 10 phút.

Ngoài ra bạn có thể bôi trực tiếp giấm táo lên vùng da cháy nắng, axit lactic trong giấm táo sẽ giúp làm bong đi lớp da bị cháy.

7. Sữa chua

Sữa chua là một trong những cách làm đẹp da rất tốt, được nhiều chị em tin tưởng sử dụng. Không chỉ vậy, nó còn giúp cứu chữa làn da bị cháy nắng. Bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Chọn sữa chua không đường và bôi một lớp mỏng lên vùng da bị cháy nắng
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 3 phút, rồi rửa lại với nước lạnh hoặc dùng khăn lạnh để lau sạch.
  • Bên cạnh đó, bạn có thể trộn 2 thìa sữa chua không đường với nước cốt cam, thoa lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước lành. Thực hiện mỗi ngày, sau khoảng 1 – 2 tuần tình trạng này sẽ cải thiện rõ rệt.

8. Làm mát da với dưa chuột

Nên làm gì khi làn da bị cháy nắng? Ngoài những cách trên, dùng lát dưa chuột mỏng đắp lên làn da bị cháy nắng không những làm dịu đi những cơn bỏng rát mà còn cung cấp dưỡng chất, vitamin giúp vết thương nhanh chóng hồi phục.

Những lưu ý khi chữa làn da bị cháy nắng?

Bên cạnh sử dụng những biện pháp trên thì khi chữa làn da bị cháy nắng, bạn cũng cần có những lưu ý sau đây:

  • Nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên
  • Uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả, rau xanh để cung cấp cho cơ thể vitamin và dưỡng chất, giúp da nhanh chóng hồi phục hơn.
  • Không nên tẩy da chết trong thời gian đang điều trị da
  • Không tự ý lột da ở vùng da bị tổn thương mà hãy để chúng bong tróc tự nhiên
  • Sử dụng các loại kem dưỡng da chứa chất làm mát để vừa làm dịu da vừa giúp da nhanh chóng lành vết thương

Trên đây là những thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi “làm gì khi da bị cháy nắng?”. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại được làn da đẹp nhé. Nếu cần biết thêm thông tin về chăm sóc da sau khi chữa cháy nắng thì để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp ngay.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990