Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cầm máu bằng garo nên thực hiện đúng cách như thế nào?

Cập nhật: 03/07/2019 10:06 | Người đăng: Lường Toán

Garo là một biện pháp cầm máu bằng dây cao su hoặc bằng vải xoắn chặt vào đoạn chi giúp cầm máu từ phía trên xuống phía dưới đoạn chi. Phương pháp này tưởng chừng khá đơn giản nhưng nếu như không cầm máu bằng garo đúng cách thì có thể gây nên hoại tử. Hãy cùng xem dùng garo đúng cách do các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ nhé.

Khi thực hiện xoắn chặt một dây garo vào các chi, mạch lớn, mạch nhỏ và các cơ đều có thể bị đè ép. Nếu đáp ứng đúng mọi yêu cầu và kỹ thuật về garo sẽ cắt đứt mọi sự lưu thông của máu từ trên xuống dưới. Trường hợp quyết định làm theo cách này thì người thực hiện phải ý thức được việc có thể dẫn đến cắt cụt chi ở phần dưới garo. Bởi đoạn chi này có thể bị chết hoạt toàn nếu thiếu máu nuôi từ 60 - 90 phút. Do vậy những bước dưới đây giúp bạn thực hiện cách cầm máu bằng phương pháp garo dễ dàng tại nhà.

Cầm máu bằng garo đúng cách

Tham khảo thêm: 

Thực hiện cầm máu bằng garo như thế nào?

Trước khi cầm máu bằng garo bạn hãy đảm bảo được sự sống tốt nhất cho nạn nhân. Hãy gọi trung tâm cấp cứu 115 trong trường hợp nguy hiểm, trong thời gian đó bạn có thể thực hiện cách cầm máu bằng garo bằng cách dưới đây:

Cân nhắc dùng garo cầm máu

Trường hợp dùng động tác ép không thể giúp ngừng chảy máu hoặc bạn không thể liên lạc để gọi người giúp đỡ, trung tâm cứu thương thì bạn có thể dùng garo cầm máu cho nạn nhân. Có thể nói garo là một biện pháp cuối cùng khi bạn không thể sử dụng một biện pháp khác trong tình huống khẩn cấp. Bởi dùng garo có thể gây nên những vấn đề nghiêm trọng với nạn nhân, bạn phải thực hiện chuẩn chỉ đúng kỹ thuật và mọi thao tác.

Đặt garo đúng cách để cầm máu

Để cầm máu bằng garo đúng cách và hiệu quả thì bạn phải đặt garo đúng chỗ, cách vết thương khoảng 5cm về phía tim. Ngoài ra bạn phải buộc đủ chặt để ngăn chặn hoàn toàn dòng máu chảy vào động mạch

Những lưu ý khi đặt garo cầm máu:

  • Không nên đặt garo tại các khớp khuỷu hay đầu gối. Do dòng máu chảy qua khớp được bảo vệ để không bị gián đoạn khớp gập vào. Ngoài ra bạn cùng không nên đặt garo lên trên quần áo để tránh bị trượt khi buộc.
  • Máu trong động mạch có thể bị phụt ra do hoạt động bơm của tim
  • Cầm máu bằng garo chỉ nên được thực hiện ở tay hoặc chân.

Buộc garo

Bạn có thể buộc garo bằng nút thắt vuông thông thường, cần đảm bảo nút thắt phải đủ chặt để cầm máu. Khi sử dụng một vật để trợ giúp trong quá trình buộc garo thì bạn phải buộc 2 nút. Nút buộc thứ nhất để cố định băng trên chân hoặc tay. Sau đó hãy đặt một que gỗ dài từ 12 - 20cm lên và thắt thêm một nút bên trên.

Đánh giá các yếu tố rủi ro khi buộc garo:

  • Khi dùng garo cầm máu cứu sống nạn nhân, bạn hãy cân nhắc một số biến chứng có thể xảy ra nếu buộc sai cách:
  • Nếu buộc garo quá lỏng có thể khiến máu chảy nhiều hơn. Bởi máu ở động mạch thường chịu áp lực cao hơn ở những vị trí khác nên máu tại vị trí này vẫn sẽ chảy nếu buộc quá lỏng. Trong khi các mạch máu ở vị trí khác có thể bị chặn lại.
  • Tháo garo quá sớm có thể khiến tổn thương các mạch máu bị ép và máu sẽ chảy lại.
  • Buộc garo quá lâu cũng có thể gây tổn thương các dây thần kinh, mạch máu hoặc cơ. Thông thường nếu buộc garo hơn 1 hoặc 2 tiếng thì có thể dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn.
  • Nếu đặt garo sai vị trí như garo đặt quá xa vết thương hoặc trên các khớp thì không mang lại hiệu quả.

Lưu ý: Garo buộc đúng cách có thể khiến nạn nhân rất đau.

Thắt garo

Thao tác buộc garo đúng cách

Trường hợp dùng buộc garo bằng cách vặn tay quay cho dải băng thì phải dùng hết mức có thể để thắt chặt xung quanh cánh tay hoặc chân. Còn nếu dùng thắt lưng thì bạn hãy thắt chặt càng sớm càng tốt để cầm máu hiệu quả hơn.

Bởi mạch máu ở chân lớn hơn nên khi buộc garo cho vết thương ở chân cần phải thắt chặt hơn ở cánh tay.

Chờ cấp cứu

Sau khi buộc garo cầm máu cho nạn nhân xong thì bạn hãy ngồi chờ đội cấp cứu đến. bạn cần lưu ý thời gian buộc garo cho nạn nhân để khi đội cấp cứu đến họ sẽ chú ý hơn đến thời gian gỡ băng. Trong thời gian chờ, bạn có thể làm mát các chi cho nạn nhân để giúp máu chảy chậm hơn đồng thời giảm rủi ro tổn thương đến các mô, cơ khi đặt garo.

Hướng dẫn cách làm garo cầm máu tốt nhất

Vật liệu hay cách làm garo đúng cách rất cần thiết để đảm bảo cho vết thương mau lành. Garo cần phải có chiều rộng trong khoảng từ 2,5 đến 5cm. Với vết thương ở cánh tay nên dùng garo nhỏ hơn và dùng bản to hơn đối với chân. Bạn có thể xé hoặc cắt từ áo sơ mi, khăn hoặc vải trải giường thành dải băng để làm vật liệu garo. Ngoài ra bạn có thể chọn những vật liệu có sẵn như dây đai buộc áo hoặc thắt lưng.

Lưu ý khi chọn dải băng:

  • Với dải băng quá hẹp hoặc quá mỏng có thể cứa vào da mà dùng dải băng quá rộng cần phải buộc thật chặt mới mang lại hiệu quả tốt.
  • Chất liệu làm dải băng garo không nên co giãn hoặc trơn quá để tránh xộc xệch trong quá trình cố định ở vết thương

Những thông tin trên đây nhằm giúp các bạn cầm máu bằng garo hiệu quả mà an toàn nhất. Chúc các bạn thành công khi thực hiện phương pháp này. Thông tin về bài viết chăm sóc sức khỏe sẽ được cập nhật trong chuyên mục bài viết tiếp theo, mời các bạn theo dõi nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990